Sử xã có cần giống sử huyện?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi báo Gia Lai số ra ngày 27-9-2022 đăng bài “Chép sử và sử chép”, người viết tiếp nhận nhiều ý kiến cho rằng, 3 cuốn sách lịch sử cấp xã thuộc Thị ủy Ayun Pa có những chỗ giống nhau, không phải là cá biệt. Kết quả khảo sát sơ bộ trường hợp cụ thể dưới đây có thể là câu trả lời bước đầu cho các phản ứng tích cực của độc giả, dư luận.

Theo quan sát, sách Lịch sử Đảng bộ xã Đất Bằng (1945-2015) do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật in năm 2020 và sách Lịch sử Đảng bộ huyện Krông Pa (1945-2007) do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia in năm 2009 có nhiều đoạn giống hệt nhau hoặc tương tự.

Đất Bằng là một xã thuộc huyện Krông Pa. Hơn thế, cuốn sách công bố sau tham khảo công trình in trước gần 10 năm là điều bình thường, nếu tuân thủ các nguyên tắc trích dẫn khoa học. Tuy nhiên, sự sao chép (nếu có) trong mọi trường hợp lại là điều tối kỵ.

 Hai cuốn sách có nhiều phần giống nhau. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Hai cuốn sách có nhiều phần giống nhau. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ


Sách Lịch sử Đảng bộ xã Đất Bằng (viết tắt là LS Đất Bằng) tại trang 34 có đoạn: “Nhóm người Jrai Mthur cũng như Jrai Chor khu vực Cheo Reo-Krông Pa đều không có nhà rông như một số nhóm người Jrai sinh sống trên vùng đất cao nguyên Pleiku, mà chỉ có nhà dài. Ngôi nhà chung của buôn làng, mọi sinh hoạt trong cộng đồng được tổ chức tại một gian gọi là gian khách (amang) ngôi nhà dài của chủ làng (khoa bôn, buôn)... Nhà dài là kiến trúc độc đáo của người Jrai Mthur ở Đất Bằng, là nơi sinh sống của nhiều thế hệ trong đại gia đình, đó cũng còn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, uống rượu cần và tiến hành các công việc của cộng đồng theo luật tục...”. Phần này đã được in ở trang 34, 35 sách Lịch sử Đảng bộ huyện Krông Pa (1945-2007). Ngoài việc bỏ đi một vài từ ngữ, cuốn sách in sau chỉ chỉnh sửa 2 chi tiết: Không viết hoa chữ “rông” (nhà rông), sửa “nhà dài là kiến trúc độc đáo của người Jrai Mthur” nói chung thành “nhà dài là kiến trúc độc đáo của người Jrai Mthur ở Đất Bằng”.

Lịch sử Đất Bằng, trang 42, viết: “Sau khi cơ bản đánh chiếm và thiết lập bộ máy cai trị, thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa. Tại vùng đông Cheo Reo, khu vực Krông Pa ngày nay có hạt Mlah bao gồm các tổng: Ơi Nu, Đất Bằng, Ma Rôk, Phú Cần…”. Nội dung các dòng y hệt như trên cũng đã có trong LS Krông Pa, ở trang 45; LS Đất Bằng không thêm bớt gì.

Lịch sử Đất Bằng, trang 43 viết: “Phát huy truyền thống đoàn kết Kinh-Thượng, đồng bào Jrai vùng Mlah-Cheo Reo đã tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ, Trần Cao Vân trong phong trào Cần Vương. Cùng với đồng bào Kinh và đồng bào Bahnar ở vùng đông Gia Lai, tây Bình Định, Phú Yên, đồng bào dân tộc ở vùng Mlah-Cheo Reo đã tham gia nhiều trận đánh do Võ Trứ chỉ huy vào năm 1898”. Đoạn này đã có trong LS Krông Pa, trang 58. So với LS Krông Pa, LS Đất Bằng đã sửa lỗi chính tả chữ “Đông”, đổi “nhân dân các dân tộc ở Cheo Reo” thành “đồng bào Jrai vùng Mlah-Cheo Reo”.

Lịch sử Đất Bằng, trang 44 có đoạn: “Cuộc đấu tranh của đồng bào Jrai vùng Mlah-Cheo Reo từ lúc thực dân Pháp mới xâm chiếm đến năm 1930, dưới sự lãnh đạo của các tù trưởng, già làng người địa phương diễn ra mạnh mẽ, mang tính chất cục bộ, nhưng có cùng mục tiêu là bảo vệ độc lập, tự do cho buôn làng và truyền thống văn hóa của đồng bào (…). Đồng bào các dân tộc địa phương với truyền thống bất khuất, kiên cường, không cam phận làm nô lệ, ngay từ đầu đã nổi dậy chống Pháp quyết liệt, làm chậm bước xâm lược của thực dân Pháp”. Phần văn bản này cũng có trong LS Krông Pa, trang 66. Lịch sử Đất Bằng đã sửa “Cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc vùng Cheo Reo” thành “Cuộc đấu tranh của đồng bào Jrai vùng Mlah-Cheo Reo”...

Khuôn khổ một bài báo không cho phép người viết trích dẫn nhiều hơn các phần giống nhau giữa 2 công trình nêu trên. Chưa khẳng định nhiều phần trong LS Đất Bằng đã sao chép LS Krông Pa (hoặc sách khác) nhưng các chứng cứ hiện hữu thực sự rất đáng để suy nghĩ. Lịch sử Đất Bằng là lịch sử của một xã, LS Krông Pa là lịch sử của một huyện (gồm nhiều đơn vị cấp xã). Trong LS Krông Pa chắc chắn có gương mặt, phần đóng góp của LS Đất Bằng, nhưng lấy các thông tin, nhận định từ một bộ phận (Đất Bằng) để đánh giá, khái quát về tổng thể (Krông Pa) sẽ khó tránh khỏi phiến diện, nếu không muốn nói là có thể thiếu chính xác.

Lịch sử Đất Bằng có cần nhiều trang đến thế không, khi mà trong nó nhiều phần đã được LS Krông Pa trình bày? Vì sao việc sử dụng thông tin, tư liệu từ một công trình đã được xuất bản trước gần 10 năm, lại không cần phải thực hiện các thao tác trích dẫn nghiêm túc? Một cuốn sách lịch sử chính thống được đầu tư biên soạn, in ấn công phu nhằm giáo dục, hun đúc lòng tự hào cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân địa phương thì có nên viết như vậy không?

Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18-1-2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” vẫn còn nguyên giá trị. Người viết bài này xin được dành những câu hỏi trên cho các cá nhân, đơn vị có liên quan.

 

 NGUYỄN QUANG TUỆ

 

Có thể bạn quan tâm

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.