Sự thật việc HAGL bị thu hồi đất cao su tại Campuchia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Toàn bộ đất ở Campuchia đó, Hoàng Anh Gia Lai đã có bìa đỏ, tương đương Việt Nam là quyền sử dụng đất, do đó không bị ảnh hưởng gì từ những thông tin từ bên ngoài.
Cuối tháng 3-2019, một luồng thông tin trích dẫn từ trang Reuters, ghi nhận quan điểm Hiệp hội những người cao nguyên và các nhóm luật sự đại diện cho các cộng đồng bản địa như Equitable Cambodia và Indigenous Rights Active Members, cho rằng Campuchia đã quyết định thu hồi đất giao cho Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán HAG) của Bầu Đức để trả lại cho các cộng đồng bản địa. Diện tích đất vào khoảng 742 ha đang được khai thác trồng cây cao su.
Phản hồi tại kỳ họp đại hội đồng cổ đông mới tổ chức gần đây, Bầu Đức khẳng định thông tin đó là của báo nước ngoài. Phía doanh nghiệp cho biết toàn bộ đất đó Hoàng Anh Gia Lai đã có bìa đỏ, tương đương Việt Nam là quyền sở hữu hoàn toàn, do đó không bị ảnh hưởng gì từ luồn thông tin trên.
 
Năm qua, mảng cao su Hoàng Anh Gia Lai vẫn duy trì ổn định và chăm sóc 47.122 ha, trong đó 20.361 ha tại Lào, 4.972 tại Việt Nam và 21.789 ha tại Campuchia.
Tại quốc gia Campuchia, thông tin trích dẫn từ Reuters chỉ đơn thuần là quan điểm của tổ chức phi chính phủ nước sở tại. Hiện, Campuchia có nhiều tổ chức phi chính thủ hoạt động và được phép tự do thông tin.
Theo đó, Bầu Đức nhấn mạnh tính đến hiện tại diện tích đất của Hoàng Anh Gia Lai tại Campuchia không bị thu hồi. Việc trồng trọt của Hoàng Anh Gia Lai trên diện tích đầy này vẫn diễn ra bình thường, doanh nghiệp chưa nhận được bất kỳ quyết định nào của Chính phủ Campuchia với diện tích trên.
Năm qua, mảng cao su Hoàng Anh Gia Lai vẫn duy trì ổn định và chăm sóc 47.122 ha, trong đó 20.361 ha tại Lào, 4.972 tại Việt Nam và 21.789 ha tại Campuchia. Doanh nghiệp cũng đang vận hành 1 nhà máy chế biến mủ cao su có công suất 25.000 tấn/năm tại Lào. Dự kiến đến năm 2022, toàn bộ diện tích cao su sẽ được đưa vào khai thác nếu giá mủ cao su phục hồi.
Nguyễn Quang (PLO) 

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.