Số người ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng tăng lên 141, có 34 người nước ngoài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 14-9, lãnh đạo Sở Y tế Quảng Nam xác nhận, số bệnh nhân ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng ở Hội An đã tăng lên 141 người, trong đó có 34 người nước ngoài.

Theo đó, tổng số người bị ngộ độc ghi nhận đến ngày 14-9 là 141 người (ghi nhận từ các bệnh viện, cơ sở điều trị trong và ngoài tỉnh). Ngoài ra có ghi nhận thông tin từ một số người dân, du khách khác qua điện thoại.

Số bệnh nhân ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tăng lên 141 người

Số bệnh nhân ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tăng lên 141 người

Các bệnh nhận bị ngộ độc hiện đang được điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Các mẫu hàng, bánh mì đã được lực lượng chức năng chuyển vào Viện Pasteur Nha Trang để kiểm tra. Dự kiến khoảng 7 đến 10 ngày sẽ có kết quả.

Trước đó, 31 người bị ngộ độc khi ăn bánh mì Phượng (số 2B, đường Phan Chu Trinh, phường Minh An, TP Hội An), thời gian từ 8 giờ đến 20 giờ ngày 11-9. Người đầu tiên ngộ độc vào lúc 11 giờ cùng ngày. Khoảng cách từ lúc ăn đến khi xuất hiện triệu chứng ít nhất là 2 giờ, nhiều nhất 16 giờ.

Đến chiều 12-9, Trung tâm Y tế TP Hội An kiểm tra, yêu cầu tiệm bánh mì giữ mẫu thức ăn liên quan và niêm phong, bảo quản mẫu theo quy định để gửi Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Quảng Nam kiểm nghiệm xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Hiện cơ sở kinh doanh này đã tạm dừng hoạt động

Hiện cơ sở kinh doanh này đã tạm dừng hoạt động

Qua khảo sát, hầu hết bệnh nhân đều có triệu chứng sốt cao, nôn mửa, đau bụng, đi ngoài nhiều lần và kéo dài. TP Hội An cũng đã yêu cầu cơ sở này ngừng hoạt động trong ngày 13-9.

Còn theo kiểm tra của Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế tỉnh Quảng Nam), vào ngày 11-9, tiệm bánh mì Phượng đã bán 1.920 ổ bánh mì. Ngày 12-9, cơ sở này bán 1.700 ổ.

Kết quả kiểm tra ban đầu, khu vực sơ chế chưa đảm bảo vệ sinh, chưa phân biệt giữa khu vực bảo quản nguyên liệu, thực phẩm, khu vực sơ chế, chế biến và khu vực khác. Quán không lưu bánh mì, sốt trứng gà tươi trong số lượng món ăn trong 1 ngày.

Cơ sở này không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh (thùng rác tại khu vực sơ chế, chế biến không có nắp đậy). Các dụng cụ sơ chế, chế biến chưa đảm bảo vệ sinh (máy xay thịt).

Có thể bạn quan tâm

Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Ảnh nguồn moh.gov.vn

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 103.000 người tử vong liên quan đến thuốc lá

(GLO)- Mới đây, tại tọa đàm “Ảnh hưởng của ngành thuốc lá tới môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu tổ chức ở Hà Nội, các chuyên gia thông tin:

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.