31 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng ở Hội An

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàng chục người có triệu chứng sốt cao, nôn mửa, đau bụng, đi phân lỏng nhiều lần và kéo dài sau khi sử dụng bánh mì Phượng tại TP Hội An – tỉnh Quảng Nam.

Ngày 13-9, Trung tâm Y tế TP Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã có báo cáo kết quả sơ bộ ban đầu về điều tra, giám sát và xử lý vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn TP.

Đoàn kiểm tra của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam và Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh kiểm tra, lấy mẫu tại tiệm bánh mì Phượng.
Đoàn kiểm tra của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam và Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh kiểm tra, lấy mẫu tại tiệm bánh mì Phượng.

Theo TTYT TP Hội An, chiều 12-9, sau khi tiếp nhận thông tin 5 người trong 1 gia đình bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng (số 2B đường Phan Châu Trinh, phường Minh An, TP Hội An), TTYT TP đã thành lập đoàn điều tra ngộ độc thực phẩm để nắm thông tin ban đầu, đồng thời tích cực khẩn trương điều tra, xử lý vụ việc.

Bánh mì Phượng nổi tiếng ở Hội An

Bánh mì Phượng nổi tiếng ở Hội An

Qua khai thác thông tin, bước đầu đoàn điều tra ghi nhận không những có 5 người trên bị ngộ độc có ăn bánh mì Phượng mà còn có nhiều người khác đang nằm điều trị tại một số bệnh viện ở Quảng Nam và Đà Nẵng (Bệnh viện Thái Bình Dương - Hội An, Trung tâm y tế Hội An, Phòng khám An Cường – Hội An, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng).

Tính đến 18 giờ ngày 12-9, đoàn ghi nhận tổng số người bị ngộ độc có ăn bánh mì Phượng là 31 người, trong đó 5 người điều trị ngoại trú, còn lại đang nằm điều trị tại các bệnh viện nói trên.

Đoàn kiểm tra của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam và Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh kiểm tra, lấy mẫu tại tiệm bánh mì Phượng.
Đoàn kiểm tra của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam và Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh kiểm tra, lấy mẫu tại tiệm bánh mì Phượng.

Hầu hết các bệnh nhân đều có triệu chứng sốt cao, nôn mửa, đau bụng, đi phân lỏng nhiều lần và kéo dài. Thời gian ăn của các bệnh nhân rải rác khoảng từ 8 giờ sáng ngày 11-9 đến 20 giờ cùng ngày. Khoảng cách giữa thời gian xuất hiện triệu chứng và thời gian ăn ít nhất là 2 giờ, nhiều nhất là 16 giờ (thời gian ủ bệnh từ 2-16 giờ). Theo lời khai của những người trên, họ đều có ăn bánh mì Phượng.

Nhiều du khách đến Hội An thường tìm đến bánh mì Phượng để thưởng thức
Nhiều du khách đến Hội An thường tìm đến bánh mì Phượng để thưởng thức

Trong quá trình điều tra, xử lý ban đầu, đoàn điều tra, giám sát ngộ độc thực phẩm đã tiến hành giám sát, kiểm tra cơ sở nói trên. Tại thời điểm giám sát, đoàn đã yêu cầu cơ sở giữ mẫu thức ăn liên quan và niêm phong, bảo quản mẫu theo quy định để gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh kiểm nghiệm xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 12-9, trên trang Facebook cá nhân của mình, anh N.D.H (SN 1992, trú TP Hội An) đăng tải bài viết có nội dung nhà anh có 5 người ăn bánh mì tại tiệm nổi tiếng ở Hội An, trong đó 4 người nhập viện, người còn lại đau bụng. Anh H. đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm tại đây.

Theo lãnh đạo UBND TP Hội An, trong lúc chờ kết quả xác minh, hiện tại cơ quan chức năng đã yêu cầu tiệm bánh mì Phượng tạm dừng hoạt động.

Được biết, bánh mì Phượng là tiệm rất nổi tiếng, không chỉ người dân địa phương mà rất nhiều khách du lịch đến từ nhiều nước trên thế giới khi đến Hội An đều đến thưởng thức món ăn này.

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).