Sau con số một tháng mất 376 tỉ đồng nhập… tỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tăng 149% so với cùng kỳ, chỉ riêng tháng 10.2022, chúng ta đã chi 15,7 triệu USD, tương đương 376 tỉ đồng để nhập tỏi từ Trung Quốc.

Không ít lần chúng ta có những chiến dịch giải cứu tỏi, nhưng hàng năm vẫn chi hàng chục, hàng trăm USD nhập tỏi từ Trung Quốc. Ảnh: Đăng Huỳnh
Không ít lần chúng ta có những chiến dịch giải cứu tỏi, nhưng hàng năm vẫn chi hàng chục, hàng trăm USD nhập tỏi từ Trung Quốc. Ảnh: Đăng Huỳnh
Theo Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu nông lâm thuỷ sản của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn, tính đến hết tháng 10, chúng ta đã chi tổng cộng 133 triệu USD để nhập tỏi. Đây là loại nông sản có kim ngạch cao nhất khi chiếm tới 20% cơ cấu các chủng loại rau quả nhập từ Trung Quốc.
Tại sao tỏi trong nước ế đến mức phải “giải cứu” mà hàng năm vẫn tốn đến hàng chục, hàng trăm triệu USD để nhập tỏi?
Từ 10 năm trước, điều tra của báo chí cho biết hiện tượng “những chuyến buôn hai chiều” từ chính các thương lái người Việt chúng ta. Chiều Việt Nam sang Trung Quốc thì thu gom tỏi ở Nam Sách, Kim Môn (Hải Dương) với giá 20.000- 25.000/kg tỏi tươi tại vườn, phơi sấy, đóng gói để xuất khẩu Trung Quốc với giá từ 40.000- 45.000 đồng/kg. Và chiều ngược lại thì nhập tỏi Trung Quốc với giá 10.000 đồng/kg để bán ở thị trường Việt Nam.
Tỏi Trung Quốc giá rất rẻ, dễ bóc, và có thể “để cả năm” không thối, không mọc mầm... chính là nguyên nhân cho các chuyến hàng tỏi, các hợp đồng nhập tỏi..., cho dù chất lượng không thể so bì với tỏi nội địa, nhất là tỏi Kim Môn, tỏi Lý Sơn.
Năm nay, xuất khẩu rau quả của Việt Nam - tính tất cả các thị trường - đã mang về 3,1 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu.
Nhưng riêng việc nhập các loại rau quả từ Trung Quốc 10 tháng 2022 đã lên tới 665,1 triệu USD, tăng đến 83,3% so với cùng kỳ, chiếm 39,7% tổng giá trị nhập khẩu.
Bởi không chỉ nhập tỏi từ Trung Quốc, chúng ta còn chi 10,9 triệu USD nhập các loại nấm, tăng 73,4%. Chi 8,8 triệu USD nhập cà rốt, tăng 183,3%; chi 8,2 triệu USD nhập táo, tăng 87%; chi 7 triệu USD nhập khoai tây hay 6,8 triệu USD nhập nho…
Các cam kết thương mại phải được thực hiện. Chắc chắn là như thế. Nhưng không có nghĩa là mở toang mà không đi kèm những công cụ, hàng rào kỹ thuật cần thiết để kiểm soát chất lượng. Mở, cũng không có nghĩa là bỏ qua các biện pháp hỗ trợ nông dân thúc đẩy sản xuất trong nước, nâng cao giá trị nông sản và giảm giá thành.
Câu chuyện nhánh tỏi, nói bé thì là không lớn, nhưng hàng trăm triệu USD để nhập thì lại không hề nhỏ, nhất là trong hoàn cảnh tỏi nội vừa kêu gọi giải cứu. Chuyện tỏi nhập cũng đang phản ánh vấn đề không nhỏ là sự thua kém cạnh tranh của rau quả Việt ngay trên sân nhà. Sự thua kém không chỉ với tỏi.
Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.