Sắp xét xử 12 cán bộ sai phạm tại Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 3 và 4/10 tới đây, TAND tỉnh Gia Lai sẽ đưa 12 cán bộ từ Phó trưởng Phòng TNMT Pleiku đến Chủ tịch UBND xã Trà Đa, Văn phòng đăng ký đất đai đến nguyên Trưởng ban QLRPH Bắc Biển Hồ ra xét xử tại phiên tòa sơ thẩm.
Đây là vụ án lớn, gây xôn xao dư luận trong thời gian dài, nhận được sự quan tâm lớn từ các ngành chức năng cũng như nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo đó, 12 đối tượng sắp bị đưa ra xét xử gồm: Nguyễn Đức (SN: 1971), nguyên Trưởng Ban QLRPH Bắc Biển Hồ; Đặng Văn Cườm (SN: 1975), nguyên Kế toán trưởng Ban QLRPH Bắc Biển Hồ; Tưởng Tín (SN: 1960), nguyên Trưởng Ban QLRPH Bắc Biển Hồ; Ngô Xuân Hiền (SN: 1974), Phó Trưởng phòng - Phòng Tài nguyên & Môi trường TP.Pleiku; Ngô Văn Bằng (SN: 1966), Chủ tịch UBND xã Trà Đa, TP.Pleiku; Mã Phi Bình (SN:1979), Cán bộ địa chính xã Diên Phú, TP.Pleiku; Nguyễn Tiến Dũng (SN: 1970), Chuyên viên Phòng TN&MT TP.Pleiku.
Ngoài ra còn có: Trương Văn Hoàn (SN: 1974); Phạm Thị Bích Thủy (SN: 1978); Phạm Thị Trầm (SN: 1986); Nguyễn Thành Tiên (SN: 1964), tất cả đều là nhân viên Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP.Pleiku; Lê Huy Phong (SN: 1960), Phó Trưởng ban - Ban quản lý chợ Hoa Lư - Phù Đổng- TP.Pleiku.
 
Ông Nguyễn Đức, nguyên Trưởng ban QLRPH Bắc Biển Hồ. Ảnh Công Bắc/VOV
Cáo trạng của VKSND cùng cấp xác định rõ: Trong các năm từ năm 2010 đến năm 2015, qua công tác thực hiện nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, bảo vệ đất rừng, tại Ban QLRPH Bắc Biển Hồ đã để xảy ra các sai phạm về quản lý thu chi tài chính, gây thiệt hại đến ngân sách Nhà nước; sai phạm về quản lý đất đai, làm mất một phần diện tích đất rừng, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của một số cơ quan và tổ chức trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong công tác quản lý đất đai.
Đối với Nguyễn Đức và Đặng Văn Cườm: Trong các năm 2011, 2013 và 2015, Ban QLRPH Bắc Biển Hồ có thu tiền đền bù tài sản trên đất, bán thanh lý gỗ, củi nguyên liệu với tổng số tiền hơn 472 triệu đồng nhưng Nguyễn Đức đã chỉ đạo Đặng Văn Cườm không nộp số tiền trên vào ngân sách Nhà nước mà nhập quỹ tiền mặt của Ban QLRPH Bắc Biển Hồ để chi cho các hoạt động chung của Ban QLRPH Bắc Biển Hồ nên không quyết toán được. Đến nay, Ban QLRPH Bắc Biển Hồ không thu hồi được số tiền trên.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là Trưởng Ban QLRPH Bắc Biển Hồ được giao nhiệm vụ quản lý và bảo vệ đất rừng, nhưng trong khi thi hành công vụ vì động cơ vụ lợi, Nguyễn Đức làm các tài liệu chứng từ để hợp thức hóa một phần nguồn gốc đất do mình được giao nhiệm vụ quản lý thành đất cá nhân của riêng mình và đề nghị cấp GCNQSDĐ, sử dụng thu lợi cá nhân. Hành vi trên của Nguyễn Đức đã làm Nhà nước mất quyền sử dụng đất rừng với diện tích hơn 16 nghìn m2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền trên 122 triệu đồng.
Đối với Tưởng Tín, với nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng, bảo vệ đất rừng, nhưng khi bà Mai Thị Ngọc Thỏa đề nghị xác nhận vào 02 Biên bản không tranh chấp và làm chứng với nội dung “đất khai hoang trước năm 1990, trồng cây các loại, không có tranh chấp” thì Tưởng Tín không chỉ đạo cán bộ kỹ thuật đo đạc, xác nhận lại diện tích đất bà Thỏa đề nghị cấp có thuộc diện tích đất lâm nghiệp của Ban hay không. Thay vào đó, Tín đã ký xác nhận, dẫn đến bà Thỏa được cấp GCNQSDĐ đối với 02 thửa đất trong diện tích đất rừng do Ban QLRPH Bắc Biển Hồ quản lý, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền trên 222 triệu đồng.
 
Một phần đất rừng do ông Nguyễn Đức lẫn chiếm trái phép
Đối với Ngô Văn Bằng và Mã Phi Bình, là những người đã tiếp nhận và xử lý 02 hồ sơ của bà Mai Thị Ngọc Thỏa và 01 hồ sơ của Nguyễn Đức đề nghị cấp GCNQSDĐ. Mặc dù diện tích đất mà bà Thỏa và Nguyễn Đức đề nghị cấp GCNQSDĐ không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp (theo Khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003) và là đất lâm nghiệp thuộc lâm phần quản lý của Ban QLRPH Bắc Biển Hồ. Nhưng cả hai đã không kiểm tra về nguồn gốc đất, không đối chiếu với bản đồ địa chính về diện tích đất mà UBND xã Diên Phú quản lý, không thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai đối với việc cấp GCNQSDĐ lần đầu, từ đó dẫn đến UBND TP.Pleiku cấp GCNQSDĐ cho bà Mai Thị Ngọc Thỏa và Nguyễn Đức, làm mất diện tích hơn 47 nghìn m2 đất lâm nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban QLRPH Bắc Biển Hồ. Gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền trên 345 triệu đồng.
Đối với Trương Văn Hoàn, Phạm Thị Bích Thủy, Phạm Thị Trầm, Lê Huy Phong, Nguyễn Thành Tiên, Nguyễn Tiến Dũng và Ngô Xuân Hiền, là công chức, nhân viên hợp đồng của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Pleiku, Phòng TN&MT thành phố Pleiku, đều có trình độ chuyên môn về quản lý đất đai, trong quá trình làm việc, các bị can được phân công nhiệm vụ thực hiện các thủ tục cấp GCNQSDĐ. Tuy nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ, các bị can đã không áp dụng đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến cấp GCNQSDĐ, thiếu kiểm tra thông tin thửa đất được đề nghị GCNQSDĐ nên không kịp thời phát hiện sai sót trong các hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ của bà Mai Thị Ngọc Thỏa và Nguyễn Đức để trả lại hồ sơ yêu cầu cấp xã xác minh, giải trình, nên đã xác nhận các hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ đủ điều kiện. Từ đó, bà Mai Thị Ngọc Thỏa được UBND thành phố Pleiku cấp GCNQSDĐ trên diện tích đất rừng, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền trên 222 triệu đồng và Nguyễn Đức được cấp GCNQSDĐ trên diện tích đất rừng, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền trên 122 triệu đồng.
Từ những nội dung trên, Nguyễn Đức, Đặng Văn Cườm bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo theo Điểm d Khoản 2 Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Đặng Văn Cườm về tội “Tham ô tài sản” theo Khoản 1 Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nguyễn Đức về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tưởng Tín, Ngô Văn Bằng, Mã Phi Bình, Trương Văn Hoàn, Phạm Thị Trầm, Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Thị Bích Thủy, Lê Huy Phong, Nguyễn Thành Tiên và Ngô Xuân Hiền về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điểm d Khoản 1 Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trần Sỹ (Công lý)

Có thể bạn quan tâm

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 505/NQ-HĐND về việc sử dụng nguồn tiền sử dụng đất của dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và dữ liệu địa chính tỉnh Gia Lai chưa phân bổ để cấp cho các dự án đầu tư từ nguồn tiền sử dụng đất chưa được cấp.

Gìn giữ ngọn lửa ấm trong mỗi mái nhà

Gìn giữ ngọn lửa ấm trong mỗi mái nhà

Yêu thương, sẻ chia, thấu hiểu và nhường nhịn được xem là “chìa khóa” để gìn giữ hạnh phúc trong mỗi tổ ấm. Nhiều gia đình nhờ cùng nhau vun đắp yêu thương trong bình dị, chân thành đã dựng nên mái ấm đầy ắp tiếng cười, sự gắn kết và niềm tin bền chặt.
null