Sabeco làm ăn thế nào sau gần 6 năm về tay tỉ phú người Thái?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau thương vụ mua lại hơn 54% cổ phần của người Thái, kết quả kinh doanh của Sabeco không mấy khả quan khi đại dịch COVID-19 bùng phát và kéo dài gần 3 năm, rồi kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của đại gia ngành bia.

Tháng 12-2017, Thai Beverage, công ty thuộc sở hữu của tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi, thông qua công ty con là Vietnam Beverage đã chi khoảng 104.000 tỉ đồng để sở hữu 53,59% cổ phần tại Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - mã chứng khoán: SAB).

Sau 1 năm kể từ khi kết thúc thương vụ, kết quả kinh doanh năm 2019 của Sabeco đạt đỉnh với doanh thu gần 38.000 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 5.370 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong 2 năm 2020 - 2021, doanh thu lại sụt giảm mạnh, lần lượt xuống còn 27.961 tỉ đồng và 26.374 tỉ đồng do ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch COVID-19 và hành vi người tiêu dùng tại Việt Nam có sự thay đổi khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông có hiệu lực, trong đó có quy định nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

9 tháng đầu năm, Sabeco đạt 3.288 tỉ đồng lợi nhuận, giảm 26% so với cùng kỳ.
9 tháng đầu năm, Sabeco đạt 3.288 tỉ đồng lợi nhuận, giảm 26% so với cùng kỳ.

Năm 2022, khi đại dịch qua đi, nhu cầu sử dụng bia rượu của người tiêu dùng tăng lên do thời gian dài không được tụ tập, giúp doanh thu của Sabeco bật tăng trở lại, lên mức gần 35.000 tỉ đồng.

Đến năm 2023, khi kinh tế trong nước bị tác động kép bởi hậu COVID-19 và kinh tế toàn cầu suy giảm, kết quả kinh doanh của Sabeco một lần nữa chuyển biến xấu. Doanh thu và lợi nhuận liên tục sụt giảm. Mới đây, Sabeco công bố báo cáo tài chính quý III/2023 ghi nhận doanh thu 7.504 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.074 tỉ đồng, lần lượt giảm 14% và 23% so với cùng kỳ.

Xét lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu đạt 22.125 tỉ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, doanh thu từ bia đạt 19.582 tỉ đồng (cùng kỳ là 22.129 tỉ đồng), doanh thu bán nguyên vật liệu 2.269 tỉ đồng, doanh thu bán rượu và cồn chỉ 36 tỉ đồng...

Trong báo cáo, chi phí bán hàng ở mức 3.140 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 14% doanh thu. Trong đó Sabeco đã chi 1.913 tỉ đồng cho việc quảng cáo và khuyến mãi, chi phí nhân viên 736 tỉ đồng...

Kết quả lợi nhuận 9 tháng đầu năm, Sabeco đạt 3.288 tỉ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ. Giải thích nguyên nhân doanh thu và lợi nhuận sụt giảm mạnh, Sabeco cho biết do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, nhu cầu tiêu dùng thấp hơn và việc thực hiện chặt chẽ Nghị định 100 trong suốt quý I, cùng với ảnh hưởng chi phí đầu vào, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp cao hơn.

Trước đó, Sabeco còn cho biết lợi nhuận sau thuế quý I và quý II/2023 giảm lần lượt 19% và 27% so với cùng kỳ.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.