Rau sạch từ vườn đến bàn ăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan, thị trường rau sạch “vàng thau lẫn lộn”, nhiều cơ sở sản xuất đã không ngừng nỗ lực khẳng định thương hiệu, tạo dựng lại niềm tin của người tiêu dùng với mục tiêu “sạch từ vườn đến bàn ăn”.

Rau sạch thủy canh

Từ việc trồng rau sạch cung cấp cho bữa ăn gia đình, chị Nguyễn Thị Kim Anh (đường Tô Vĩnh Diện, TP. Pleiku) đã mạnh dạn bỏ ra hơn 52 triệu đồng để thuê một đơn vị tại TP. Hồ Chí Minh về lắp đặt hệ thống trồng rau thủy canh rộng 24 m2 tại vườn nhà mình. Đến nay, chị Kim Anh đã mở rộng vườn trồng rau theo phương pháp thủy canh lên gần 150 m2 với nhiều chủng loại như: cải thìa, rau muống, mồng tơi, xà lách... Đặc biệt, chị còn nhận lắp đặt, chuyển giao mô hình trồng rau thủy canh này cho 2 nhà vườn, hơn chục hộ gia đình và nhiều trường Mầm non trên địa bàn TP. Pleiku.

 

Một vườn rau thủy canh ở TP. Pleiku. Ảnh: M.N
Một vườn rau thủy canh ở TP. Pleiku. Ảnh: M.N

Theo chị Kim Anh, phương pháp trồng rau này vừa chủ động được mùa vụ, vừa cách ly hoàn toàn sản phẩm với mầm bệnh trong đất, tiết kiệm tối đa chi phí nhân công làm cỏ, xử lý đất. Ngoài ra, do không sử dụng bất kỳ loại phân hóa học nào trong quá trình trồng nên rau thành phẩm luôn đảm bảo an toàn. Chị Anh cho biết, tuy giá thành hơi cao, dao động từ 30 ngàn đồng đến 50 ngàn đồng/kg nhưng người tiêu dùng tin tưởng đây là rau sạch, đảm bảo an toàn nên yên tâm tin dùng và đặt hàng.

Tương tự, anh Hồ Trọng Nghĩa-Công ty TNHH một thành viên Thủy canh Tây Nguyên, cho biết: Thành lập từ tháng 4-2017, đến nay, Công ty đã nhận lắp đặt, chuyển giao mô hình trồng rau thủy canh cho hơn 10 hộ gia đình trên địa bàn TP. Pleiku. Xuất phát từ việc muốn có nguồn rau sạch để đảm bảo sức khỏe cho gia đình, thế nhưng anh liên tiếp nhận được những đơn hàng từ người thân, bạn bè do tin tưởng vào chất lượng rau an toàn mà anh sản xuất. Vì vậy, anh Nghĩa và bạn đã mạnh dạn bỏ ra hơn 300 triệu đồng để xây dựng vườn rau thủy canh với diện tích 500 m2.

Nắm bắt nhu cầu sử dụng rau sạch của người dân, một số hộ sản xuất trên địa bàn huyện Đak Pơ cũng mạnh dạn bắt tay vào trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh. Ông Đoàn Minh Duy-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ, cho biết: Nhận thấy hiệu quả từ vườn rau thủy canh rộng 100 m2 của anh Nguyễn Hoàng Việt (xã Phú An), huyện đã có kế hoạch để nhân rộng mô hình này lên khoảng 1.000 m2. Trong khi đó, tại TP. Pleiku, Công ty Hương Đất An Phú cũng liên kết với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng mô hình trồng cà chua và cải xanh bằng phương pháp thủy canh hồi lưu theo hướng VietGAP trên diện tích 2.000 m2. Ông Nguyễn Ngọc Hoàng-Giám đốc Công ty, khẳng định: “Đây là hướng đi đúng để việc sản xuất rau an toàn đi vào nền nếp, ổn định thị trường tiêu thụ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng và góp phần làm giàu cho người sản xuất”.

Nỗ lực khẳng định thương hiệu

Trước tình trạng rau “bẩn” lấn át thị trường, để tạo dựng lại vị thế cho rau an toàn, các cơ sở sản xuất hay doanh nghiệp không còn cách nào khác ngoài việc khẳng định thương hiệu của mình. Bởi hiện nay, người tiêu dùng mong muốn sản phẩm rau an toàn phải được kiểm soát chất lượng từ gốc (khâu chọn giống), quá trình sản xuất, bảo quản cho đến tận bàn ăn. Trên thực tế, mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đã xuất hiện ngày một nhiều hơn.

Đầu tiên phải kể đến thương hiệu rau sạch Hương Đất An Phú, đơn vị duy nhất của tỉnh Gia Lai được Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất rau an toàn. Theo ông Nguyễn Ngọc Hoàng-Giám đốc Công ty, để sản phẩm vào được Siêu thị Co.op Mart, Vinmart, các cửa hàng rau sạch trên địa bàn TP. Pleiku và các tỉnh lân cận, Công ty đã lên kế hoạch dài hạn bởi trồng theo quy trình đã khó, giá cả bấp bênh, trong khi rau an toàn vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ với người tiêu dùng. “Sắp tới, Công ty sẽ liên kết với một số hộ nông dân mở rộng diện tích nhằm xâm nhập thị trường TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung”-ông Hoàng cho biết.

Trong khi đó, ông Võ Việt Hùng-Giám đốc Công ty TNHH Quế Lâm Tây Nguyên, cho rằng, để người tiêu dùng nhận diện được thương hiệu rau sạch của mình cũng là một hành trình đầy gian nan. Chính vì vậy, 2 ha trồng rau của Công ty được thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình “5 không”: Không phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản và không giống biến đổi gen. Ông Hùng khẳng định, diện tích này chỉ là bước thử nghiệm ban đầu, Công ty dự kiến sẽ triển khai với quy mô lớn hơn ở huyện Mang Yang nhằm đáp ứng thị trường tiêu thụ tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế.

Không chỉ doanh nghiệp, các hộ dân tham gia mô hình sản xuất rau an toàn cũng nỗ lực chẳng kém. Nhiều tổ hợp tác sản xuất rau an toàn đã mạnh dạn xây dựng mô hình liên kết tại một số địa phương trong tỉnh. Tuy quy mô còn khiêm tốn, nhỏ lẻ nhưng các cơ sở sản xuất này cũng đã và đang nỗ lực trong hành trình củng cố lại niềm tin nơi người tiêu dùng. Đơn cử như mô hình “Duy trì và mở rộng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP” của UBND phường An Bình (thị xã An Khê) với diện tích 12,6 ha. Từ một mô hình chỉ có nhóm hộ gia đình, phường An Bình đã phát triển lên thành Hợp tác xã Rau an toàn.

Trao đổi với P.V, ông Lê Huy Toàn-Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông-Lâm sản và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Việc quản lý chất lượng sản phẩm rau sạch đang là vấn đề nan giải, chủ yếu dựa vào cam kết và tâm đức của người sản xuất. Để giải bài toán này, theo ông Lê Huy Toàn, phải “làm thế nào để người tiêu dùng hiểu biết, nắm rõ tác hại của thực phẩm không an toàn và lợi ích của thực phẩm an toàn để từ đó tìm mua sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ. Lúc ấy, người sản xuất rau an toàn mới sống được và sẽ có cơ hội lấn át thị phần của sản phẩm rau không an toàn”.

Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh tuyệt đối không sử dụng các hoá chất cấm, hoá chất độc hại trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến nông, lâm, thủy sản. Ảnh: Hồng Thương

Gia Lai cảnh báo vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có Công văn số 391/SNNPTNT-QLCLNLSTS gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông-lâm-thủy sản trên địa bàn tỉnh về việc cảnh báo vi phạm quy định về an toàn thực phẩm các nước nhập khẩu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

(GLO)- Năm nay, nhiều nông dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai chịu thiệt hại kép khi dưa hấu vừa mất mùa, vừa rớt giá. Nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay, thậm chí phải gánh thêm khoản nợ lớn sau nhiều tháng dãi nắng dầm mưa.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.