Rau diếp cá thanh nhiệt, lợi phế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, rau diếp cá chứa tinh dầu bay hơi có tác dụng ức chế rõ rệt đối với virut cảm cúm truyền nhiễm, giảm đau, cầm máu, ức chế huyết tương không xuất ra ngoài, thúc đẩy các tổ chức tế bào chóng tái sinh.
 

 

Theo Đông y, diếp cá vị cay, chua, mùi tanh, tính mát, hơi độc, tán khí, tán ứ lợi về kinh phế. Có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, tiêu viêm, lợi tiểu, thông hạch. Điều trị các bệnh về phổi, nôn ra mủ, đờm nóng, ho suyễn, trị mụn nhọt. Tuy nhiên, không dùng cho người mắc chứng hư hàn, không dùng lâu dài làm tổn thương dương khí, tiêu hao tinh tủy.

Thang diếp cá trị ho: rau diếp cá 60g, dạ dày lợn 1cái. Bỏ diếp cá vào trong dạ dày lợn, hầm mềm, ăn cái, uống nước. Ngày 1 thang, uống liền 3 thang. Dùng cho người bị ho, lao phổi, đổ mồ hôi trộm.

Thang diếp cá chữa sốt: rau diếp cá 60g, đậu xanh 100g. Diếp cá, đậu xanh, thêm nước vừa đủ. Đun chín, uống nước, có thể thêm đường phèn cho dễ uống. Dùng cho người bị nhiệt độc vào phổi, sốt, miệng khô khát nước, buồn bực trong lòng không yên.

Thang diếp cá lợi tiểu: rau diếp cá 60g, rau má 40g, rau mã đề 40g, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố hoặc giã nát, thêm nước, lọc lấy nước bỏ bã, chia uống trong ngày. Thực hiện trong 7-10 ngày. Có công dụng lợi tiểu, trị đái buốt.

Thuốc bột diếp cá: diếp cá 2kg, bạch cập 1kg, tất cả sấy khô tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g. Dùng khi bị xuất huyết do bệnh trĩ.

Diếp cá trị sốt xuất huyết: rau diếp cá, rau ngót, cỏ mực mỗi thứ 100g, sắc lấy nước đặc uống trong ngày.

Thang diếp cá điều kinh: diếp cá, ngải cứu mỗi vị 40g, giã nhỏ hoặc cho vào máy xay sinh tố, thêm nước lọc bằng nước sôi để nguội lấy một bát nước thuốc, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày. Uống liền 5 ngày.

Diếp cá trị tắc tia sữa: diếp cá 40g, táo đỏ 10g sắc với 600ml nước còn lại 200ml, chia 3 phần uống trong ngày. Uống từ 3 - 5 ngày. Thuốc dùng ngoài: rau diếp cá 60g, lá mã đề 30g, lá chanh non 30g. Ba thứ giã nhỏ đắp tại chỗ vú sưng đau.

Thang diếp cá trị tiêu chảy: diếp cá khô 20g, sơn dược sao 8g, bạch truật 6g, phục linh 8g. Sắc uống trong ngày.

Theo SKĐS

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.