Quy chế hoạt động Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn các dự án đầu tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh-Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương vừa ký Quyết định 89/QĐ-TCTĐB ngày 9-9-2021 ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác.

 

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh – Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: TTXVN
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh-Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: TTXVN

Quy chế quy định nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việc; chế độ báo cáo và điều kiện bảo đảm hoạt động của Tổ công tác. Theo đó, Tổ công tác làm việc theo nguyên tắc quy định tại Điều 3 Quyết định số 1242/QĐ-TTg ngày 16-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương và Quy chế này.

Hoạt động của Tổ công tác được thực hiện thông qua cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc triển khai các hoạt động cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của Tổ công tác. Ý kiến tham gia của các thành viên Tổ công tác là ý kiến chính thức của cơ quan nơi thành viên Tổ công tác làm việc.

Các thành viên Tổ công tác phân công Trưởng đơn vị thuộc cơ quan mình tham gia Nhóm giúp việc và làm đầu mối phối hợp giữa cơ quan công tác với Nhóm giúp việc để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Tổ công tác và sử dụng kinh phí, bộ máy tổ chức của cơ quan mình để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tiếp nhận các kiến nghị của bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp về các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án đầu tư thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ công tác để tổng hợp, báo cáo Tổng công tác theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 1242/QĐ-TTg.

Tổ công tác gồm Tổ trưởng, Tổ phó thường trực, Tổ phó và các thành viên theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 1242/QĐ-TTg. Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định số 1242/QĐ-TTg. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Nhóm giúp việc gồm Trưởng một số đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan liên quan.

 

GLO
 

Có thể bạn quan tâm

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.