Quốc hội 'chốt' giảm thuế VAT 2% đến hết 2026

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quốc hội đồng ý giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% đến hết năm 2026, dự kiến ngân sách sẽ giảm thu khoảng 122.000 tỉ đồng.

Sáng 17.6, với 452/453 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về giảm thuế VAT từ 1.7 đến 31.12.2026.

Theo đó, Quốc hội quyết nghị giảm 2% thuế suất thuế VAT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10%.

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng giải trình trước khi Quốc hội thông qua nghị quyết giảm thuế VAT 2%. ẢNH: PHẠM THẮNG
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng giải trình trước khi Quốc hội thông qua nghị quyết giảm thuế VAT 2%. ẢNH: PHẠM THẮNG

Các hàng hóa, dịch vụ không được áp dụng giảm thuế gồm: viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản phẩm kim loại, sản phẩm khai khoáng (trừ than), sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ xăng).

Báo cáo tiếp thu, giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết một số ý kiến đề nghị áp dụng giảm thuế VAT 2% cho tất cả các mặt hàng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lại đề nghị thay vì giảm 2% cho nhiều đối tượng, nên giảm 4 - 5% cho đúng đối tượng cần hỗ trợ.

Theo Bộ trưởng Thắng, tại dự thảo nghị quyết, Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (xuống còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ không được giảm.

Lần giảm thuế VAT này, Chính phủ đề xuất mở rộng thêm đối tượng được giảm thuế so với quy định tại các nghị quyết của Quốc hội trước đây và kéo dài thời gian giảm thuế đến hết năm 2026. Trong đó, kinh doanh vận chuyển, logistics, hàng hóa, dịch vụ công nghệ thông tin… thuộc đối tượng được giảm thuế.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về thuế VAT, hoạt động dạy học, dạy nghề và dịch vụ y tế thuộc đối tượng không chịu thuế nên cũng không cần phải giảm thuế.

Bên cạnh đó, đối với các dịch vụ như hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm thuộc đối tượng không chịu thuế VAT nên không cần phải giảm thuế. Còn dịch vụ viễn thông, bất động sản là những ngành có tăng trưởng trong thời gian qua và cũng không thuộc đối tượng được giảm thuế theo nghị quyết của Quốc hội.

Giảm thu ngân sách khoảng 122.000 tỉ đồng khi giảm thuế VAT đến hết 2026

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, theo phương án Chính phủ trình, dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng gần 122.000 tỉ đồng.

Trường hợp thực hiện giảm thuế VAT với tất cả các mặt hàng, dịch vụ đang chịu thuế suất 10%, Bộ trưởng Thắng nêu con số dự kiến giảm thu ngân sách tương đương 167.000 tỉ đồng, tăng thêm khoảng 45.000 tỉ. Vì thế, cơ quan soạn thảo xin giữ phương án như dự thảo nghị quyết.

Trước ý kiến lo ngại việc tiếp tục giảm thuế sẽ ảnh hưởng tới các nhiệm vụ chi, Bộ trưởng Tài chính khẳng định việc giảm thuế VAT làm giảm thu ngân sách, nhưng cũng kích thích sản xuất, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, qua đó góp phần tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước (bao gồm khả năng tăng thu từ các sắc thuế khác nhờ hiệu ứng lan tỏa của chính sách giảm thuế VAT).

Nhằm bù đắp số hụt thu do thực hiện chính sách giảm thuế VAT, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt trong công tác thu ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý thuế, nhất là trong các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, thu từ đất, chuyển nhượng bất động sản, hoạt động thương mại điện tử, hoạt động kinh doanh trên nền tảng số.

Chính phủ nêu mục tiêu phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 cao hơn khoảng 10% so với ước thực hiện năm 2024.

Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh Chính phủ sẽ chỉ đạo điều hành chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm chi; chủ động sử dụng dự phòng, dự trữ và các nguồn lực hợp pháp khác để chi phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách phát sinh.

Theo Lê Hiệp (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Trước làn sóng gia tăng tội phạm công nghệ cao và lừa đảo tài chính qua mạng, ngành ngân hàng đang phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành làm sạch hệ thống, trong đó có việc xóa sổ hàng chục triệu tài khoản ngân hàng nếu không xác thực danh tính, còn gọi là tài khoản “ngủ đông”.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Tại hội nghị trực tuyến về đánh giá tình hình thực hiện và thúc đẩy tiến độ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2025 do UBND tỉnh Gia Lai tổ chức chiều 4-6, các đại biểu đều cho rằng cần khẩn trương phân bổ vốn để triển khai chương trình này.

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

(GLO)- Thông qua việc siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, Chi cục Thuế khu vực XIV đã chủ động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm nhằm góp phần phòng-chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Đồng Yên mệnh giá 5.000 và 10.000 của Nhật Bản. (Ảnh: Internet)

Quốc gia nào đang là “chủ nợ” lớn nhất thế giới?

(GLO)- Lần đầu tiên sau 34 năm, Nhật Bản không còn là quốc gia nắm giữ vị thế chủ nợ lớn nhất thế giới, khi bị Đức vượt qua về quy mô tài sản ròng ở nước ngoài. Đây là một cột mốc đáng chú ý, diễn ra trong bối cảnh tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật vẫn tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2024.

“Nhiệm vụ kép”trong lĩnh vực đầu tư công

“Nhiệm vụ kép” trong lĩnh vực đầu tư công

(GLO)-Để công tác đầu tư công không bị gián đoạn trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Gia Lai đang tiến hành “nhiệm vụ kép”: vừa khẩn trương rà soát, tổng hợp các chương trình, dự án; vừa quyết liệt thực hiện mục tiêu giải ngân theo chỉ đạo của Chính phủ.

null