Quốc hội chính thức bãi nhiệm tư cách đại biểu với ông Phạm Phú Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Chiều 3-11, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Phạm Phú Quốc - Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM.

 Ông Phạm Phú Quốc phát biểu tại một phiên họp Quốc hội trước đây - Ảnh: Quochoi.vn
Ông Phạm Phú Quốc phát biểu tại một phiên họp Quốc hội trước đây - Ảnh: Quochoi.vn


Có 467/471 đại biểu tham gia phiên họp chiều 3-11 (có 1 phiếu không hợp lệ - NV) - chiếm 96,8% tổng số đại biểu Quốc hội (482 đại biểu) - đã bỏ phiếu tán thành việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Phạm Phú Quốc - Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM.

Nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Phạm Phú Quốc sau đó được thông qua bởi 429/431 đại biểu tham gia biểu quyết.

Theo đó, ông Quốc bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội do không trung thực khai báo với tổ chức, vi phạm tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và không xứng đáng với tín nhiệm, niềm tin của cử tri.

Trước đó, chiều 2-11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM.

Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, hồi tháng 8-2020, Hãng tin Al Jazeera (Qatar) tung loạt bài viết cho biết chương trình hộ chiếu của Cộng hòa Cyprus cho phép những ai đầu tư ít nhất khoảng 2,5 triệu USD có thể sở hữu hộ chiếu nước này, đồng nghĩa cá nhân đó trở thành công dân Liên minh châu Âu (EU), được đi lại, làm việc tự do ở 27 nước thành viên EU và có thể nhập cảnh vào 174 quốc gia mà không cần visa.

Ông Phạm Phú Quốc và vợ nằm trong danh sách những người nước ngoài đã sở hữu hộ chiếu Cộng hòa Cyprus mà Al Jazeera tiết lộ.Theo tài liệu mật trong loạt bài điều tra của Al Jareeza (Qatar), đơn xin quốc tịch của bà Nguyễn Phan Diệu Phương cùng chồng là đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc được Bộ Nội vụ Cộng hòa Cyprus thông qua ngày 12-12-2018.

Sau đó, trả lời Tuổi Trẻ Online ngày 25-8, ông Phạm Phú Quốc thừa nhận có quốc tịch Cyprus từ giữa năm 2018, tuy nhiên quốc tịch này là do gia đình ông bảo lãnh. Ông cho biết thông tin về việc ông mua quốc tịch thứ hai là không chính xác.

 


Ông Phạm Phú Quốc, 52 tuổi, quê Quảng Trị, từng giữ các chức vụ phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển TP.HCM, tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC), chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Bến Thành TNHH MTV.

Ngày 4-12-2019, ông Quốc được UBND TP.HCM bổ nhiệm làm tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), thay ông Tề Trí Dũng đã bị bắt trước đó về hành vi tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.


Theo T.L  (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Ông Bùi Văn Khánh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ

Ông Bùi Văn Khánh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ

(GLO)- Sáng 19-12, HĐND huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) khóa IV đã khai mạc kỳ họp thứ 10 nhằm xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra phương hướng, giái pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2023. Dự họp có đồng chí Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh.
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.