Quốc Cường Gia Lai giảm tỷ lệ vốn góp tại DN mới thành lập 4tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (Mã: QCG) mới đây đã phê duyệt chủ trương giảm tỷ lệ vốn góp tại Công ty cổ phần Chánh Nghĩa Quốc Cường.
Theo đó, tỷ lệ vốn trước khi thay đổi là từ 74,68% và sau khi thay đổi là 30,8%.
Được biết công ty này mới thành lập vào ngày 25/9/2018 do bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Quốc Cường Gia Lai làm đại diện theo pháp luật.
Như vậy, Chánh Nghĩa Quốc Cường sẽ không còn là công ty con của Quốc Cường Gia Lai.
 
Theo tìm hiểu của PV, trụ sở chính của Chánh Nghĩa Quốc Cường ở phường Chánh Nghĩa, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Lĩnh vực doanh nghiệp đăng ký hoạt động chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; ngoài ra còn có các ngành: xây dựng nhà để ở, xây dựng nhà không để ở và xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.
Đầu tháng 1 này, Quốc Cường Gia Lai cũng đồng ý giảm giá trị vốn góp theo đề xuất của Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng. Theo đó, doanh nghiệp này giảm vốn còn 261 tỷ đồng nhưng giữ nguyên tỷ lệ nắm giữ 90% vốn điều lệ. Bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch HĐQT công ty, tiếp tục là người đại diện phần vốn góp.
Quốc Cường Gia Lai đầu tư vào Bến du thuyền Đà Nẵng từ đầu năm 2016 thông qua nhận chuyển nhượng 39% vốn góp, tương đương 198 tỷ đồng từ Danang Marina Investment Ltd. Đây là một trong 14 thương vụ góp và thoái vốn thực hiện trong giai đoạn 2013-2017 nhưng không được công bố thông tin tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM.
Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng là chủ đầu tư dự án Marina Complex, tọa lạc trên tuyến đường ven sông được đánh giá đẹp nhất thành phố Đà Nẵng. Dự án có quy mô 206 căn nhà phố và biệt thự, được xây dựng trên diện tích 11,7 ha. 
Theo báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm, Quốc Cường Gia Lai đang "mượn" hơn 1.400 tỷ đồng từ các cá nhân. Trong đó, bà Nguyễn Thị Như Loan đang cho QCG vay 251 tỷ, bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (em ruột bà Loan) cho vay 360 tỷ, bà Nguyễn Ngọc Huyền My (con gái bà Loan) cho mượn hơn 147 tỷ, ông Hồ Viết Mạnh (em rể bà Loan) cũng cho công ty vay hơn 45 tỷ đồng. Hai cá nhân liên quan đến thành viên HĐQT Lại Thế Hà cũng cho Quốc Cường Gia Lai vay hơn 400 tỷ đồng.
Hiện bà Loan đang sở hữu gần 102 triệu cổ phiếu QCG, tương đương tỷ lệ sở hữu 37,05%. Bà Nguyễn Ngọc Huyền My đang sở hữu gần 39,4 triệu cổ phiếu QCG (14,32%).
Cuối năm 2018, ông Nguyễn Quốc Cường (con trai bà Loan) đã từ nhiệm cả hai vị trí Phó Tổng Giám đốc và thành viên HĐQT tại Quốc Cường Gia Lai.
Tính đến ngày 30/9/2018, tổng giá trị tồn kho của công ty ghi nhận 7.296 tỷ đồng, chủ yếu là các dự án bất động sản đang xây dựng.
 Nguyễn Huệ (VietQ.vn)

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này