Quảng Nam: Truyền nhân đời thứ 5 của gia tộc làm trống khổng lồ nổi tiếng nhất miền Trung là ai?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Làng trống Lâm Yên thuộc thôn Lâm Yên, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã có bề dày lịch sử hơn 200 năm hình thành và phát triển. Cùng với chặng đường lịch sử đó là nghệ nhân làm trống Phan Văn Hai, truyền nhân đời thứ 5 lớn tuổi nhất của dòng họ Phan.

Tiếng trống – linh hồn dân tộc

Từ xa xưa, tiếng trống là âm thanh hào hùng gắn bó với bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Mỗi một nhịp trống vang lên là một tiếng lòng như của người xưa vọng lại, bồi hồi và rạo rực. Theo lời kể của những nghệ nhân trong làng, thì nghề làm trống ở Lâm Yên, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam hình thành từ rất lâu, khoảng hơn 200 năm và gắn liền với tên tuổi của dòng họ ông Phan Công Thiên.

 

 Ông Phan Văn Hai (72 tuổi), Lâm Yên, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam là nghệ nhân làm trống lớn tuổi nhất thuộc đời thứ 5 của dòng họ Phan.
Ông Phan Văn Hai (72 tuổi), Lâm Yên, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam là nghệ nhân làm trống lớn tuổi nhất thuộc đời thứ 5 của dòng họ Phan.


Theo sự chảy trôi của dòng thời gian, danh tiếng làng nghề làm trống Lâm Yên được nhiều người biết đến, trở thành sản vật đặc trưng của quê hương xứ Quảng, thể hiện qua câu nói dân gian: "Nhất trống Lâm Yên, nhì chiêng Phước Kiều".

Từ cơ đồ mà cha ông bao đời đã gây dựng được, thế hệ con cháu họ Phan ở Lâm Yên vẫn đang tiếp "lửa nghề" để gìn giữ và phát huy nghề làm trống truyền thống. Trong đó, nổi bật lên là nghệ nhân Phan Văn Hai (72 tuổi), được người dân trong làng kính trọng gọi là "cây đại thụ" của làng trống Lâm Yên.

Trò chuyện với phóng viên Dân Việt, ông Phan Văn Hai bùi ngùi nói: "Nhớ khi xưa lúc làng trống Lâm Yên còn hưng thịnh, cả dòng họ Phan ở đây ai cũng biết xẻ gỗ, ghép dăm, bịt trống. Lên 15 tuổi tôi đã thạo những công đoạn để làm nên một chiếc trống vừa to tròn, đẹp, bền, vừa có thanh âm vang xa. Nghề làm trống thủ công cứ thế cha truyền con nối, và đến nay tôi là truyền nhân đời thứ 5 lớn tuổi nhất của làng nghề với gần 60 năm kinh nghiệm".

 

Có nhiều loại trống khác nhau, nhưng ông Hai, Lâm Yên, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam chủ yếu làm trống nhà thờ (trống tộc), trống lân, làm mõ tụng kinh, đồ nội thất chùa chiềng nhưng số lượng ít.
Có nhiều loại trống khác nhau, nhưng ông Hai, Lâm Yên, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam chủ yếu làm trống nhà thờ (trống tộc), trống lân, làm mõ tụng kinh, đồ nội thất chùa chiềng nhưng số lượng ít.


Trống có đến rất nhiều loại khác nhau như: trống chầu, trống nhạc, trống lân, trống chùa, trống trường, trống cơm, trống cung phu….Làm trống là công việc không khó nhưng để cho ra một chiếc trống "có hồn" thì không dễ dàng gì.

Nó đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, đặc biệt là có khả năng cảm âm tốt. Đồng thời, chỉ có niềm yêu thích và say mê với những âm hưởng của tiếng trống, mới giúp người thợ tạo nên một sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

Ông Hai chia sẻ, các công đoạn làm trống không quá phức tạp nhưng người làm phải thực sự tỉ mỉ, khéo tay và dày kinh nghiệm. Chỉ có loại gỗ mít tầm 10 năm tuổi mới phù hợp để làm dăm trống, sau khi dăm trống đã được xẻ theo một tỉ lệ nhất định thì được ghép lại thành một khối tròn, kín và khít.

Tiếp đến là bịt da miệng trống, phải lựa da của con trâu càng già càng tốt, dày để đem phơi và kéo mỏng ra bịt kín miệng trống. Trung bình mỗi chiếc trống mất 3 ngày để hoàn thiện và được xem là một tác phẩm nghệ thuật vô cùng công phu.

"Cây đại thụ" của nghề làm trống tỉnh Quảng Nam

Làng trống Lâm Yên có danh tiếng được bao thế hệ con cháu họ Phan gìn giữ, phát triển trở thành làng nghề làm trống uy tín, lớn nhất khu vực miền Trung. Bên cạnh đó, sự phát triển của máy móc kỹ thuật hiện đại đã giúp nghề làm trống thủ công giảm đi sự nặng nhọc, sản phẩm được trau chuốt hơn và rút ngắn thời gian sản xuất.

Từ đó, người thợ làm trống Lâm Yên sáng tạo ra nhiều mẫu mã, chủng loại đa dạng hơn nhằm đáp ứng thị hiếu khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ.

 

Loại da trâu dùng làm miệng trống phải là da trâu đẹp, dày, bền để tạo nên âm thanh hay, vang.
Loại da trâu dùng làm miệng trống phải là da trâu đẹp, dày, bền để tạo nên âm thanh hay, vang.


Ông Phan Văn Hai tâm sự: "Hiện nay có nhiều máy móc hỗ trợ các công đoạn làm gỗ như máy cưa vòng, máy bào, khoan, bắn đinh nhưng thao tác thủ công vẫn là chính. Trong đó, bịt miệng trống là công đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng của một chiếc trống. Người thợ phải khéo tay, tỉ mỉ để kéo căng đều miếng da trâu vừa dai vừa dày, nếu không chọn được miếng da tốt thì cũng ảnh hưởng đến âm thanh hay hoặc dở của trống. Vì thế đây cũng là công đoạn khó nhất khi làm trống, không phải người thợ nào cũng làm tốt".

Một chiếc trống tốt nếu được sử dụng và bảo quản đúng cách thì tuổi thọ có thể lên đến 10 năm. Nếu mặt trống bị hỏng thì vẫn sửa lại được bằng cách thay mặt da mới.

Chính vì thế, khi trên thị trường có ngày càng nhiều những xưởng làm trống hiện đại, quy mô lớn thì đầu ra cho sản phẩm trống truyền thống của quê hương ngày càng hạn hẹp.

Đứng trước những khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt đó, nhiều hộ gia đình làm trống ở Lâm Yên đã bỏ nghề hoặc chọn cho mình những hướng đi riêng.

 

Trong số 3 người con của ông Hai, chỉ anh Phan Văn Hiệp (45 tuổi), Lâm Yên, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam chọn theo nghề làm trống của cha.
Trong số 3 người con của ông Hai, chỉ anh Phan Văn Hiệp (45 tuổi), Lâm Yên, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam chọn theo nghề làm trống của cha.


Nhớ lại những ngày trẻ đạp xe đi bán trống khắp vùng đất Quảng Nam, ông Hai bộc bạch: "Làng trống Lâm Yên đã qua rồi thời kỳ hưng thịnh, không phải vì thu nhập không đủ sống mà là do nhu cầu cuộc sống thay đổi, người thợ không còn mặn mà và tâm huyết với nghề làm trống nặng nhọc, bấp bênh. Nay tôi tuổi cũng đã cao, lại hay đau ốm nên không đủ sức khỏe để làm nhiều trống như trước, mà làm ra cũng ít người mua. Thế nhưng vì nhớ nghề, tiếc nghề nên cứ khỏe lại là tôi vẫn cặm cụi làm. May mắn khi con trai tôi là Phan Văn Hiệp (45 tuổi) vẫn quyết tâm bám trụ và phát triển cơ đồ hàng trăm năm của cha ông".

Theo ông Hai, khi xưa làng nghề Lâm Yên có khoảng 40 hộ làm trống, nhưng đến nay chỉ còn 5 người làm thường xuyên. Mỗi người có một hướng chuyên làm trống khác nhau, riêng ông Hai chủ yếu làm trống nhà thờ (trống tộc), trống lân và làm mõ tụng kinh, đồ nội thất chùa chiềng nhưng số lượng ít.

Với mỗi chiếc trống có kích thước trung bình 70x50cm thì 3 ngày là hoàn thành, có giá khoảng 2,5 triệu đồng. Mỗi năm ông bán khoảng 30-40 chiếc trống, lời lãi không nhiều nhưng giúp đời sống gia đình khấm khá, nhờ đó mà nuôi 3 người con ăn học thành tài.

Mặc dù chính quyền các ban, ngành địa phương tích cực quan tâm hỗ trợ nhằm khơi dậy và phát triển làng trống Lâm Yên, nhưng trước những thách thức của hàng hóa thị trường, làng nghề chỉ tồn tại ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún và thiếu sự liên kết.

"Tuy tôi già cả, tay chân yếu sức nhưng khi nào còn sống là tôi còn làm, để "tiếp lửa" cho thế hệ con cháu giữ trọn niềm đam mê và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc mình", nghệ nhân Phan Văn Hai tâm sự.

https://danviet.vn/quang-nam-truyen-nhan-doi-thu-5-cua-gia-toc-lam-trong-khong-lo-noi-tieng-nhat-mien-trung-ong-la-ai-20200922202443751.htm

Theo  Tuyết Nhung - Trần Hậu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.