Quan tâm đầu tư cơ sở giáo dục mầm non

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Cô Trần Thị Hiên-Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Đak Rong-cho biết: Trường mẫu giáo cũ được xây dựng cách đây hơn 20 năm đã xuống cấp, khuôn viên chật hẹp, không đáp ứng nhu cầu nuôi dạy trẻ. Đầu năm 2021, trường mới được đầu tư xây dựng với quy mô nhà 2 tầng, 4 phòng học, diện tích xây dựng 255 m2 cùng các hạng mục phụ trợ với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Cùng với đó, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) cũng xuất kinh phí hỗ trợ trên 100 triệu đồng đầu tư mua sắm một số trang-thiết bị học tập, đồ chơi ngoài trời cho nhà trường.

 Giáo viên Trường Mẫu giáo Bông Hồng 2 (thị trấn Kbang) tự tay làm đồ chơi, trang trí lớp học nhằm thu hút trẻ đến lớp. Ảnh: Minh Phương
Giáo viên Trường Mẫu giáo Bông Hồng 2 (thị trấn Kbang) tự tay làm đồ chơi, trang trí lớp học nhằm thu hút trẻ đến lớp. Ảnh: Minh Phương

“Năm học 2021-2022, toàn trường có hơn 230 học sinh, trong đó 96% là học sinh dân tộc thiểu số. Với quyết tâm xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn, phong trào làm đồ chơi tự tạo lan tỏa mạnh mẽ trong từng giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý. Vườn hoa, cây cảnh cũng được tự tay các cô trồng, chăm sóc đang từng bước phủ xanh khuôn viên trường học. Phong trào thi đua “Dạy tốt-học tốt” cũng được phát động mạnh mẽ, chất lượng giáo dục không ngừng nâng lên giúp trường vừa được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia”-cô Hiên cho hay.

Tận dụng thời gian giãn cách phòng-chống dịch Covid-19, các cô giáo Trường Bông Hồng 2 (thị trấn Kbang) đã đem đến những bất ngờ lớn cho các cháu khi quay trở lại lớp. Những luống rau xanh mơn mởn hay những bộ đồ chơi ngoài trời do các cô tự tay sơn sửa sẵn sàng cho các bé khám phá. Trong các lớp học, việc sắp xếp đồ chơi theo từng chủ đề như: âm nhạc, mỹ thuật, vườn cổ tích, góc truyền thống... đã góp phần tạo không gian học tập lý thú. Cô Lưu Thị Sánh-Hiệu trưởng nhà trường-chia sẻ: Cùng với quan tâm tạo cảnh quan, nhà trường cùng tập thể giáo viên còn chủ động phối hợp cùng gia đình nuôi dưỡng các cháu theo phương pháp khoa học. Với 100 trẻ bán trú, nhà trường hết sức quan tâm đến công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo nguồn dinh dưỡng tuyệt đối an toàn, phục vụ chu đáo bữa ăn các cháu. Mặt khác, khu vệ sinh lớp học lúc nào cũng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. “Những năm gần đây, giáo viên không phải đến từng nhà vận động các em tới lớp. Bởi khi nhà trường cho gia đình thấy được sự tiến bộ của trẻ thì tự nhiên sẽ nhận được sự tin tưởng từ phía phụ huynh. Từ năm 2017 đến nay, chúng tôi đều duy trì đến 9 lớp để trông trẻ ngày thứ bảy theo nhu cầu của phụ huynh”-Hiệu trưởng Trường Bông Hồng 2 thông tin.

Trao đổi với P.V, ông Lê Thanh Hải-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kbang-cho biết: Toàn huyện có 44 đơn vị trường học với 15.762 học sinh. Trong đó, có 1 trường mầm non và 16 trường mẫu giáo đang trong quá trình chuyển đổi từ mẫu giáo thành mầm non. Đến nay, 15 trường đã đạt chuẩn quốc gia, riêng 2 trường mẫu giáo Đak Smar và Đak Rong vừa được đánh giá đạt chuẩn. “Phòng tham mưu giúp UBND huyện ban hành kế hoạch về duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo các chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh. Trong đó, phân công nhiệm vụ cụ thể từng đơn vị để cùng chung tay thực hiện. Đặc biệt là tăng cường tiếng Việt cho trẻ bậc mầm non qua các chuyên đề giáo dục về lễ giáo, nhất là các cháu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo nền nếp trong sinh hoạt và học tập, giúp các cháu tự tin hơn khi đến trường”-ông Hải nhấn mạnh.

 

 MINH PHƯƠNG

 

Có thể bạn quan tâm

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.