Quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có công văn chỉ đạo về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Theo đó, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai rà soát các ngành, nghề đào tạo và nắm bắt nhu cầu của người lao động để tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 12-5-2017 của UBND tỉnh phê duyệt danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo cho từng nghề, mức hỗ trợ đối với từng nhóm đối tượng tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo đúng quy định.

Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo cho từng nghề, mức hỗ trợ đối với từng nhóm đối tượng tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo đúng quy định. Ảnh: Đinh Yến
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phê duyệt danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo cho từng nghề. Ảnh: Đinh Yến

Bên cạnh đó, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện cập nhật đổi mới chương trình đào tạo theo hướng mở, linh hoạt; đa dạng hóa các nghề đào tạo, nhất là các ngành nghề như: nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông-lâm sản, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch; khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh kết nối với doanh nghiệp tham gia chương trình đào tạo để đáp ứng các yêu cầu, điều kiện của doanh nghiệp về lao động. Tăng cường hoạt động gắn kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh; thúc đẩy cơ chế hợp tác giữa Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp, người sử dụng lao động, các tổ chức chính trị-xã hội trong các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích và trách nhiệm xã hội.

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 19-1-2021 của UBND tỉnh về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 và Công văn số 544/UBND-NL ngày 23-3-2022 của UBND tỉnh về việc triển khai công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp các ngành nghề nông nghiệp chưa được quy định tại Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 12-5-2017 của UBND tỉnh, gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác hướng nghiệp phân luồng học sinh sau THCS và THPT vào giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện có hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu theo Kế hoạch số 2134/KH-UBND ngày 26-9-2019 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025.

 

THÙY CHI

 

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.