Quan tài bằng vàng nghìn năm tuổi bị đánh cắp được trả về Ai Cập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiếc quan tài 2.000 năm tuổi được làm bằng vàng theo hình xác ướp của thầy tế Nedjemankh ở triều đại Ptolemaic vốn bị đánh cắp khỏi Ai Cập từ năm 2011 nay đã được "hồi hương."
Quan tài bằng vàng 2.000 năm tuổi đã được trao trả cho Ai Cập. (Nguồn: Reuters)
Sau nhiều năm bị thất lạc, quan tài bằng vàng của thầy tế Nedjemankh có niên đại hàng nghìn năm tuổi đã được Mỹ trao trả cho Ai Cập và chính thức trưng bày tại Bảo tàng quốc gia về nền văn minh Ai Cập tại thủ đô Cairo vào ngày 1/10.
Quan tài bằng vàng theo hình xác ướp của thầy tế Nedjemankh ở triều đại Ptolemaic, cách đây 2.000 năm.
Nedjemankh là thầy tế chức vị cao nhất, chuyên thờ thần Heryshef.
Trong cuộc chính biến hồi năm 2011 tại Ai Cập, những kẻ buôn lậu cổ vật đã đánh cắp quan tài dài 1,8m này tại Minya, miền Nam Ai Cập và làm giả giấy tờ xuất khẩu.
Chiếc quan tài không chứa xác này đã được đưa qua nhiều nước như Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), rồi tới Đức trước khi được chuyển đến Pháp.
Quan tài bằng vàng theo hình xác ướp của thầy tế Nedjemankh ở triều đại Ptolemaic dài 1,8m. (Nguồn: Reuters)
Hồi tháng 7/2017, Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan tại New York đã mua lại cỗ quan tài này từ một nhà môi giới nghệ thuật tại Paris với giá khoảng 4 triệu USD và trưng bày cổ vật này đến tháng Hai vừa qua.
Sau khi xác định đây là cổ vật bị đánh cắp, các nhà chức trách Mỹ đã ngừng trừng bày và lên kế hoạch trao trả lại chiếc quan tài cho Ai Cập.
Bộ Cổ vật Ai Cập Khaled el-Anany khẳng định việc hồi hương cổ vật độc nhất vô nhị này cho thấy mối quan hệ bền chặt giữa Mỹ và Ai Cập.
Ai Cập đang nỗ lực quảng bá di sản khảo cổ học của nước này nhằm khôi phục ngành du lịch, vốn bị giảm sút đáng kể kể từ sau cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak hồi năm 2011.
Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.