Phá banh núi làm dự án (*): Ẩn họa khó lường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa cảnh báo các dự án trên núi ở TP Nha Trang tác động vào thiên nhiên vốn có từ hàng ngàn năm, làm biến đổi địa chất, có thể gây hậu quả nặng nề về môi trường
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa vừa có đánh giá sơ bộ tình hình thiệt hại của 2 cơn bão số 8, số 9 xảy ra trên địa bàn tỉnh. Đáng chú ý, chỉ TP Nha Trang đã có tới 19 người chết, 33 người bị thương do sạt lở đồi, núi gây ra.
Mất bò mới lo làm chuồng
Sau 10 ngày kể từ khi vụ sạt lở ở dự án khu dân cư cao cấp Hoàng Phú làm 4 người chết, khu dân cư số 1 Hòa Tây (phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang) nằm ở chân núi Cô Tiên vẫn trong cảnh tan hoang. Cả mảng núi cách khu dân cư chừng 50 m bị xé toạc, dãy nhà cũ hơn 10 căn giờ chỉ còn móng trơ trọi.
 
Dự án biệt thự Đồi Xanh ở xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang bị người dân phản đối vì nằm lơ lửng trên khu dân cư. Ảnh: Kỳ Nam
Đến thời điểm này, việc điều tra nguyên nhân vụ sạt lở vẫn đang được Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Khánh Hòa thụ lý. Theo thông tin bước đầu từ Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, hệ thống mương dẫn nước từ hồ bơi vô cực của dự án bị vỡ là nguyên nhân gây ra vụ sạt lở nghiêm trọng này.
 
Dự án Haborizon chiếm nguyên một quả đồi trên núi Hòn Ông. Ảnh: Kỳ Nam
Theo UBND TP Nha Trang, trong 2 đợt mưa lớn vào ngày 18 và 25-11, do ảnh hưởng bão số 8 và số 9, toàn TP có 115 nhà sập hoàn toàn, trong đó 81 căn ở khu vực xóm Núi (xã Phước Đồng) - nơi xảy ra vụ sạt lở làm chết 9 người. Ngoài ra, có 52 nhà hư hỏng nặng và trong số này, 22 nhà ở khu vực quy hoạch.
Ngay sát khu vực xóm Núi là dự án Haborizon Nha Trang (quy mô 13,3 ha, 429 biệt thự) trên núi Hòn Ông, đang trong giai đoạn đào xới. Núi Hòn Ông cũng đang bị "xẻ thịt" để làm 61 lô biệt thự trên phần diện tích 7,7 ha của dự án khu biệt thự Nha Trang - Sea Park. Dự án này đang bị người dân tố là xây bể bơi vô cực như dự án khu dân cư cao cấp Hoàng Phú, đã làm hẹp dòng suối khiến khu dân cư ở thôn Thành Đạt phía dưới nhà cửa bị hư hỏng nặng vì sạt lở…
Ông Trần Văn Đông, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, bày tỏ lo ngại trước tình trạng rất nhiều dự án mọc lên trên đồi núi. Sự can thiệp quá mức của các dự án vấp phải phản đối từ phía người dân bởi nó không chỉ tác động đến cảnh quan thiên nhiên mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường, gia tăng sạt lở ở một thành phố vốn rất yên bình.
Đó cũng là lý do mà theo ông Đông, vừa qua, sau sự cố xảy ra tại dự án Hoàng Phú, nhiều dự án như Ocean Hill Village, Kim Vân Thủy, Đông Dương… đã bị tạm dừng thi công trên núi Cô Tiên để phục vụ rà soát, điều chỉnh quy hoạch.
Thiếu quy hoạch, dân lãnh đủ
Cần phải nhắc thêm là từ năm 2004 đến nay, sau 3 lần điều chỉnh, chủ đầu tư dự án khu dân cư cao cấp Hoàng Phú đã tự ý xây dựng những hạng mục khi không được cấp phép, trong đó có hồ bơi vô cực. Chỉ sau khi sự cố sạt lở xảy ra, ngành chức năng mới công bố thông tin này cùng với biện pháp là yêu cầu dừng thi công toàn bộ dự án cũng như giao dịch sang nhượng, mua bán.
Hay tại dự án khu biệt thự cao cấp Đồi Xanh - Marina Hill (thôn Hòn Nghê, xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang), sau khi người dân phản ứng dữ dội vì bờ tường cao trên 15 m của dự án này sạt lở, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa mới tổ chức đoàn đến kiểm tra, qua đó phát hiện chủ đầu tư là Công ty TNHH Đồi Xanh Nha Trang xây tường chắn khi chưa được cơ quan chức năng thẩm định và không đúng với hồ sơ cấp phép.
Những trường hợp trên cho thấy việc giám sát, quản lý các dự án trên đồi núi gần như bị bỏ mặc. Để chấn chỉnh tình trạng này, ông Trần Văn Thọ, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, khẳng định đang cho rà soát lại toàn bộ các dự án để có hướng xử lý. Trước mắt, chủ đầu tư phải có biện pháp bảo đảm an toàn công trình, làm bờ bao, kè chắn, tránh tình trạng sạt lở đất đá.
Đánh giá về mức độ rủi ro của các dự án trên núi ở TP Nha Trang, kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hội KTS Khánh Hòa, cho rằng Nha Trang như là một thung lũng, bốn bề được bao bọc bởi các dãy núi cao, mặt trước hướng ra biển. Rất nhiều dự án tranh nhau lên tầng cao của núi, triền đồi để có view đẹp, tận hưởng cảnh quan thiên nhiên. Các dự án đã tác động vào thiên nhiên vốn có từ hàng ngàn năm qua ở Nha Trang, làm biến đổi địa chất, mất tính liên kết ổn định. Thậm chí, các dự án còn không phân định nổi ranh giới, vô cùng lộn xộn. Nhiều khu vực rừng phòng hộ bị phá vỡ, đất rừng bị xén ra làm đường khiến thành phố không còn khả năng chống đỡ với thiên tai. Như việc quy hoạch hồ bơi rộng trên sườn núi cũng cho thấy sự bất ổn, nhất là phía dưới có khu dân cư.
"Hội KTS đã nhiều lần cảnh báo về điều này. Các dự án ven hoặc trên núi, đồi ở Nha Trang đều có độ cao vượt chuẩn quy hoạch chung TP Nha Trang mà Thủ tướng đã phê duyệt. Quy hoạch được các cơ quan chức năng nghiên cứu rất kỹ càng, còn các dự án trên núi đều vi phạm, kể cả quy hoạch sử dụng đất vì tất cả đều quy hoạch rừng và cây xanh ở khu vực đồi núi" - ông Lộc đánh giá.
Phải lường trước rủi ro

TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên - môi trường, cho rằng công tác quy hoạch rất quan trọng. Có quy hoạch thì mới đánh giá được môi trường chiến lược. Đó là đánh giá, nhìn trước được vấn đề, các sự cố môi trường có thể gây ra. "Như ở Khánh Hòa, đồi núi dốc thì phải có phương án ngăn chặn được các rủi ro để tránh xảy ra sự cố. Nếu không quy hoạch mà vẫn cho dự án triển khai thì cái sai này là của người thực hiện" - ông Chinh đánh giá.

Kỳ Nam (Người lao động)

Có thể bạn quan tâm

“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời.