Kỳ 2: Đối phó với những người cuồng yêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để đối phó với người cuồng yêu, các bạn nên hạn chế những hành động đáp trả mạnh mẽ mà phải tập mềm mỏng, bình tĩnh để không làm đối tượng nổi giận, khiến họ mất kiểm soát, dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

 Hiện trường vụ giết người yêu cũ, phân xác ở Q.Gò Vấp (TP.HCM)
Hiện trường vụ giết người yêu cũ, phân xác ở Q.Gò Vấp (TP.HCM)



Đó là lời khuyên của Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An (Ủy viên Ban chấp hành TƯ Hội Tâm lý học Xã hội Việt Nam).

Không nên chia tay đột ngột

Thạc sĩ Đào Lê Hòa An giải thích về lý do dẫn đến việc hung thủ ra tay tàn độc với người tình và vì tính chiếm hữu và tính ích kỉ trong tình yêu của một số người khá cao.

Họ muốn giám sát người yêu cũ một cách tuyệt đối. Khi phải chia tay người yêu một cách đột ngột, hoặc người yêu cũ lấy chồng, dễ khiến họ bị sốc, không còn làm chủ được bản thân.

“Những người như vậy thường có tư tưởng 'không ăn được thì đạp đổ'. Đồng thời cũng không loại trừ những đối tượng này có những bất ổn liên quan đến tâm lý hay hội chứng rối loạn phụ thuộc (không còn được kiểm soát, nhìn thấy, nhắn tin, giao tiếp... với người mình yêu - PV) với người họ có tình cảm. Điều này dễ biến họ thành con người khác và không kiềm chế được hành vi của mình”, Thạc sĩ Hòa An nói.

Thạc sĩ An cho hay, nhiều bạn trẻ yêu đơn phương, không được chấp nhận, cũng có khả năng làm hại người mình thầm yêu. Có trường hợp nhắn tin, gọi điện thoại cả 100 cuộc/ngày để thăm dò xem công việc, lịch học..; cố gây phiền phức, xâm phạm đời tư để thu hút sự chú ý. Trong tình huống đó, nạn nhân nếu thiếu kinh nghiệm xử lý, dễ dẫn đến khủng hoảng.

Việc trốn tránh bằng cách chặn số điện thoại sẽ khiến đối tượng cảm thấy bị ruồng bỏ, bức xúc vì không kiểm soát được người mình thầm yêu, cũng dễ dẫn đến những hành vi mất kiểm soát.

Để đối phó với những người “cuồng yêu”, thạc sĩ Hòa An khuyên các bạn trẻ nên hạn chế những hành động đáp trả mạnh mẽ mà phải tập mềm mỏng, bình tĩnh để không làm đối tượng nổi giận, khiến họ mất kiểm soát, dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Đặc biệt, các bạn trẻ không nên nói lời chia tay một cách đột ngột, không nên "đùng một phát" cắt đứt mọi liên lạc, khiến đối tượng khó chịu và bức xúc. Nên trì hoãn, kéo dài thời gian nói lời chia tay để tạo tâm lý ổn định cho đối phương.

“Những lúc như vậy, cách tốt nhất là nhẹ nhàng giao tiếp, trao đổi, trì hoãn và kéo dài thời gian chuẩn bị tâm lý cho đối tượng. Với những người có dấu hiệu bệnh lý về tâm lý, nên báo cho người thân của họ đưa đi gặp chuyên gia trị liệu”, thạc sĩ An chia sẻ.

Độ tuổi gây án ngày càng trẻ hóa

Trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Vũ Hoàng Kiên, nguyên Phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an, cho rằng mức độ và tính chất của những vụ án tình đang có xu hướng nghiêm trọng, độ tuổi hung thủ ngày càng trẻ hóa.

“Xã hội luôn hy vọng sẽ không còn một Nguyễn Hải Dương (hung thủ vụ thảm sát 6 người trong một gia đình ở Bình Phước - P.V) nào nữa, nhưng thực tế, số vụ giết người vì tình vẫn xuất hiện, xuất phát từ ghen tuông, mâu thuẫn tình cảm. Tư tưởng giải quyết mâu thuẫn bằng hành vi bạo lực ngày càng phổ biến. Đằng sau các vụ án đó là nỗi đau của những gia đình, không chỉ là gia đình bị hại mà cả gia đình của những kẻ gây ra tội ác”, đại tá Kiên nói.

Còn theo luật sư Hoàng Như Vĩnh (Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai), nguyên nhân xảy ra những vụ án giết người man rợ có thể do hung thủ là đối tượng nghiện ngập, hoặc sinh ra trong môi trường không lành mạnh... Tuy nhiên, theo luật sư Vĩnh, gốc rễ của mọi nguyên nhân vẫn xuất phát từ giáo dục.

“Giáo dục giữ vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của một con người. Nếu muốn giảm bớt cái ác, cái xấu trong con người thì cần xây dựng, phát triển giáo dục theo tính phòng ngừa tội phạm chứ đừng chờ để giải quyết hậu quả của nó”, luật sư Hoàng Như Vĩnh nhấn mạnh.

 

Ngọc Lê (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời. 
Mưu sinh đầu mùa nước nổi

Mưu sinh đầu mùa nước nổi

Dân miền Tây có câu tháng Bảy nước nhảy khỏi bờ. Đó là tháng Bảy âm lịch, thời điểm nước tràn đồng trên miệt đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu. Một mùa đánh bắt cá của bà con cũng khởi phát, kéo dài suốt mấy tháng.
Hoài niệm ở chốn Kinh kỳ

Hoài niệm ở chốn Kinh kỳ

Bên cạnh cư dân người Việt có quê gốc tại chỗ, một số đông dân cư ngụ ở Phố Hiến là từ các địa phương khác về làm ăn sinh sống. Có một sự quần tụ nơi "đất lành".
Tiếng vọng đại ngàn

Tiếng vọng đại ngàn

Tháng 8 về, Buôn Đôn trong veo những mảng màu. Rừng xanh ầm tiếng tù và. Bên dòng sông chảy ngược Sêrêpốk, nơi các dũng sĩ săn voi (gru) trứ danh từng chinh phạt mãnh tượng, hồng hoang thương nhớ những cuộc đời huyền thoại...
Nghề làm đẹp cho… người chết!

Nghề làm đẹp cho… người chết!

Người sống cần làm đẹp đã đành, mà người đã khuất cũng có luôn? Tất nhiên, nhu cầu đó của người đã khuất, đa phần xuất phát từ người thân của họ, những người còn đang sống. Ai cũng hiểu, lúc sống thế nào thì thôi, nhưng đã về bên kia thế giới, thì còn gì nữa đâu?
Lang thang “chợ âm phủ” trên phố núi

Lang thang “chợ âm phủ” trên phố núi

Mặt trời ngả xuống núi, phố nhỏ lên đèn, êm đềm chìm trong làn sương trắng mong manh. Những gánh hàng rong kẽo kẹt ghì chặt từng đôi vai gầy. Các chị, các mẹ bắt đầu xuống “chợ âm phủ”, đem theo vận may một đêm chạy hàng.