Nhớ ơn những người dựng ngôi đền văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, ý thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, “Văn hóa còn thì Dân tộc còn”.

Nhà văn hóa lớn Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều tâm huyết và có cống hiến đặc biệt quan trọng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước...

Trong điếu văn tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ Quốc tang ngày 26/7/2024, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước) trân trọng khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một Nhà văn hóa lớn: “Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, ý thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, “Văn hóa còn thì Dân tộc còn”, Nhà văn hóa lớn Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều tâm huyết và có cống hiến đặc biệt quan trọng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đồng chí, sau hơn 70 năm Đảng ta đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về văn hóa - mốc son gắn kết tư tưởng và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa, thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và các đại biểu cắt băng khánh thành công trình trụ sở Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và các đại biểu cắt băng khánh thành công trình trụ sở Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Những chủ trương, chính sách ở tầm vĩ mô trong những năm qua nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa, đã được minh định. Nhân gặp người thật việc thật, xin kể 2 mẩu chuyện để hiểu thêm sự quan tâm và tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với văn hóa của đất nước, mà cụ thể là chuyện Nhà - Đất - Trụ sở của các hội văn hóa, nghệ thuật.

Theo hồi ức của NSNA Chu Chí Thành - Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, thì “Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam nợ anh Trọng một lời cảm ơn”. Chuyện như thế này, được Nghệ sĩ Chu Chí Thành ghi lại: Tôi chưa bao giờ xin ai một cái gì, nhưng vì việc công nên năm ấy tôi đã gõ cửa người bạn đồng môn Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Thành ủy Hà Nội duyệt cho Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam hơn 1.100m2 đất xây dựng Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh nghệ thuật quốc gia tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trong nhiệm kỳ tôi phụ trách, thì chưa xong. Sang nhiệm kỳ sau, công trình hoàn thiện, nhưng chủ tịch mới của Hội không biết chuyện này. Giờ đây, bạn tôi đã đi xa, tôi phải giãi bày câu chuyện và nói lời cảm ơn để nhẹ lòng.

Tổng Thư ký Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam nhiệm kỳ II và III Hoàng Tư Trai có ý tưởng xây dựng Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh nghệ thuật quốc gia từ năm 1992. Địa điểm ở 57C phố Đinh Tiên Hoàng, đề án được Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính đã cấp vốn ban đầu 1 tỷ đồng, nhưng không giải phóng được mặt bằng. Hội phải hoàn vốn cho Bộ Tài chính. Đến nhiệm kỳ IV và V, Tổng Thư ký Lê Phức tiếp tục theo đuổi đề án, địa điểm chuyển sang 63A phố Bà Triệu, Bộ Tài chính cấp vốn 2 tỷ đồng, nhưng cũng mắc kẹt việc giải phóng mặt bằng, vốn cấp lại quay về Bộ Tài chính.

Nhiệm kỳ VI (2006-2009) tôi phụ trách Hội. Khi bàn giao, ông Lê Phức dặn: "Cố gắng xem, bằng cách nào cậu lấy được đất để xây dựng trung tâm, còn tiền Bộ Tài chính vẫn dành cho ta". Lúc đó, tôi nghĩ ngay tới bạn đồng môn Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nhờ bạn giúp đỡ. Tối hôm đó, tôi tay không đi cùng Vũ Huyến, Phó Chủ tịch Hội tới nhà số 5 phố Thiền Quang. Căn nhà cũng vừa phải, cùng một mô-típ biệt thự trước ngày tiếp quản Thủ đô 1954. Nó cũng tương tự như nhà của bố mẹ vợ tôi ở phố Nguyễn Khuyến và Hàng Bột. Đây là ngôi biệt thự công vụ, trước đó Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đã ở. Phòng khách ở ngay cửa ra vào, rộng vừa phải, bàn ghế tiếp khách đơn giản, cũng na ná như bàn ghế nhà chúng tôi, nó tạo ra một sự gần gũi, quen thuộc. Thăm hỏi nhau một lúc, tôi chủ động vào câu chuyện xin đất của Hội. Ông Trọng cười, nụ cười hiền hậu từ thời sinh viên vẫn tươi tắn như xưa, mà năm ấy chúng tôi đã ngoài 60 tuổi rồi. Ông nói: "Có được trung tâm ảnh thì tốt lắm. Hội làm tờ trình, chuyển đến văn phòng tôi. Tôi sẽ trao đổi với anh Triệu (Nguyễn Quốc Triệu, Chủ tịch UBND TP Hà Nội). Khi được, họ sẽ có công văn cho Hội”.

Chỉ hơn một tuần sau, Hội đã có quyết định của UBND TP Hà Nội. Tôi định khi khai trương trung tâm sẽ mời ông Trọng đến chia vui với Hội và nói lời cảm ơn chân thành. Nhưng, ý định đó không thực hiện được, vì khóa sau tôi không làm việc ở Hội nữa”…

Công trình trụ sở mới của Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam trong ngày khánh thành tại địa chỉ cũ 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội (1/8/2024).

Công trình trụ sở mới của Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam trong ngày khánh thành tại địa chỉ cũ 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội (1/8/2024).

Tôi (PV) đã nhiều lần đến thăm, giao lưu với anh em ở Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh nghệ thuật quốc gia ở phố Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội. Đó là một tòa nhà khang trang, đất lưu không rộng rãi, xứng đáng là một địa chỉ để các hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và những người đam mê nhiếp ảnh lui tới tham quan, trao đổi.

Trưa 29/8/2024, nhận được lời mời của Nhà báo Hồ Sỹ Minh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh & Đời sống, mấy anh em Báo CAND liền sang thăm “địa chỉ đỏ” 51 Trần Hưng Đạo. Đây là trụ sở chính của Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Khu liên hợp trụ sở này là một di tích lịch sử, văn hóa đúng nghĩa. Ngoài căn biệt thự nổi tiếng ở mặt trước trông ra đường Trần Hưng Đạo - một trong những con đường đẹp nhất của nội thành Hà Nội, phía sau là một tòa nhà cao tầng khang trang, hiện đại. Mấy anh em chúc mừng ông anh có phòng làm việc mới rộng rãi, phong cách và hiện đại. Nhà báo Hồ Sỹ Minh xúc động nói: “Có được trụ sở như hôm nay, cũng là sự quan tâm của Nhà nước, đặc biệt là cá nhân bác Nguyễn Phú Trọng”.

Rồi anh kể, bác Trọng đã nhiều lần đến thăm, làm việc với Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Thấy cơ sở vật chất, ngoài căn biệt thự cổ, thì đều xập xệ, chắp vá, bác Trọng rất trăn trở. Bác chỉ đạo các cơ quan chức năng làm việc với lãnh đạo Liên hiệp và nhờ vậy, căn biệt thự cổ nổi tiếng được tu sửa, chỉnh trang; phía sau được quy hoạch, xây dựng một tòa nhà mới rất hiện đại, có nhiều tầng hầm… Trụ sở mới của Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tại địa chỉ cũ 51 Trần Hưng Đạo, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng, được khánh thành ngày 1/8/2024. Nơi đây sẽ tiếp tục là địa chỉ đỏ của các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ và bao tao nhân mặc khách của nước nhà lui tới sinh hoạt, giao lưu, trao đổi những ý tưởng để có nhiều sáng tạo, sản phẩm văn hoá phục vụ xã hội, đất nước.

Những người dựng xây NGÔI ĐỀN VĂN HÓA sẽ được lưu danh thiên cổ. Và Nhà văn hóa lớn Nguyễn Phú Trọng là một người như thế.

Theo Trần Duy Hiển (CANDO)

Có thể bạn quan tâm

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.