Nghề livestream - Kỳ 3: Triết lý thành danh của 'thực thần'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hầu hết KOC (Key Opinion Consumer, là những người tiêu dùng có ảnh hưởng trong lĩnh vực cụ thể, thường chia sẻ về sản phẩm, dịch vụ cho cộng đồng) livestream bán hàng hiện nay đều là 'tay ngang' và đi lên nhờ tự tích lũy kinh nghiệm.

Bí quyết thì có nhiều, nhưng với nhiều người, nó chỉ nằm đơn giản ở chỗ là "sống sao thì livestream như vậy", tức là ngoài kỹ năng bán hàng, đòi hỏi người livestream phải trung thực và chân thành khi giới thiệu sản phẩm tới khách hàng.

Food reviewer đến hòa nhập xu thế livestream

Thời đại của internet, các blog ẩm thực và các trang web đánh giá của cộng đồng nở rộ, dẫn tới việc thay đổi hình thức đánh giá các nhà hàng, quán ăn của người tiêu dùng.

Một phiên livestream của Cao Hoàng Mẫn

Một phiên livestream của Cao Hoàng Mẫn

Từ cuối năm 1990 đến những năm 2000 ghi dấu cuộc "cách mạng hóa" đánh giá ẩm thực. Người dân giờ đây có thể đọc bình luận trước khi đưa ra quyết định liệu có đến nhà hàng đó ăn hay không. Tuy nhiên, việc review đồ ăn thật sự bùng nổ từ năm 2010 đến nay, khi các nền tảng mạng xã hội như YouTube, vlog ẩm thực, Instagram và đặc biệt là TikTok xuất hiện. Những người đánh giá ẩm thực (food reviewer) đăng tải hình ảnh, video ngắn, bình luận đồ ăn, thức uống và nhiều vấn đề khác liên quan quán xá như chỗ giữ xe, thái độ phục vụ… Cùng với đó, họ livestream đánh giá ẩm thực một cách trực tiếp, và thậm chí là livestream bán các mặt hàng ăn uống, điển hình là qua nền tảng YouTube Live, Facebook Live và TikTok Shop.

Cao Hoàng Mẫn (28 tuổi, ở TP.HCM) được cộng đồng mạng đặt biệt danh là "thực thần" trong giới KOC ẩm thực. Cô kể về một phiên livestream, đơn cử như phiên mega live (buổi phát sóng trực tiếp có quy mô lớn, có nhiều khách mời, nhãn hàng và nhiều hoạt động, voucher giá tốt…) do một MCN (Multi-channel Network, tức mạng lưới liên kết giữa TikTok và người sáng tạo nội dung, có nhiệm vụ và hợp tác với các nhãn hàng và hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung về sản xuất nội dung, kết nối thương hiệu…) tổ chức vào ngày 7.8 như sau: sáng cô thức dậy và đến nơi live trước 3 - 4 tiếng để trang điểm. Sau đó cô trao đổi trước với khách mời, nhãn hàng rồi bắt đầu vào phiên live. Cô mở đầu bằng lời chào: "Hello cả nhà, mời cả nhà vào xem livestream của Mẫn nha. Ta-da…".

Mỗi tháng, Cao Hoàng Mẫn có nhiều phiên live và tùy theo MCN sắp xếp. Mẫn kể mình chỉ mới lấn sân sang thị trường TikTok Shop. Trước khi trở thành người sáng tạo nội dung (content creator) trên nền tảng TikTok, cô có thời gian dài bán hàng online trên Facebook và mặt hàng đầu tiên cô bán là kính áp tròng và đồ ăn vặt.

Trước khi vào sóng livestream, KOC phải đến trước ít nhất 3 - 4 tiếng để chuẩn bị

Trước khi vào sóng livestream, KOC phải đến trước ít nhất 3 - 4 tiếng để chuẩn bị

"Tới năm 2020, thời điểm bắt đầu dịch Covid-19, tôi bắt đầu chú ý và hoạt động trên TikTok. Thời đó thì TikTok cũng khá xa lạ với mọi người. Làm clip trên nền tảng này, vô tình mọi người thích quá nên tôi bắt đầu làm thêm nhiều nội dung hơn và bán những đồ ăn mà tôi trải nghiệm. Sau đó, tôi chuyển hướng và chuyên làm về nội dung ăn uống. Năm 2021, tôi rất vui khi mình có thành tựu mới: đứng top 1 "Ngôi sao TikTok Live" và top 3 cuộc thi "Ăn ngon nấu gọn" nên dấn thân sâu hơn vào nền tảng này", cô kể lại.

Từng có thời gian Cao Hoàng Mẫn nghĩ rằng mình sẽ không live nữa để tập trung vào xây dựng video nội dung hơn. Tuy nhiên, khi TikTok ra mắt TikTok Shop vào năm 2022 và kèm theo đó là xu hướng livestream bán hàng nở rộ, Mẫn phải "chuyển mình" để theo kịp thời đại.

Chuyện content sạch, bẩn

Hiện tại, thu nhập hằng tháng của KOC Cao Hoàng Mẫn rất ổn định. Mẫn có quản lý riêng, thuê người trang điểm cá nhân. Kể từ khi bắt đầu làm livestream, Mẫn đã cải thiện đáng kể tình hình kinh tế của gia đình. Kênh TikTok của cô hiện có hơn 3,4 triệu người theo dõi, có nhiều video và có cái đạt tới hơn 27 triệu lượt xem.

Mẫn cho rằng người làm nghề bền vững cần tạo ra những nội dung trung thực với khách hàng

Mẫn cho rằng người làm nghề bền vững cần tạo ra những nội dung trung thực với khách hàng

"Bí quyết để xây dựng thương hiệu cá nhân là gì?", chúng tôi hỏi. Cô trả lời ngay: "Không kể các kỹ năng giao tiếp, bán hàng… thì tôi chỉ đang làm việc theo sở thích của mình. Thực sự, tôi rất thích ăn uống nên cứ tiếp tục xây dựng hình ảnh KOC vậy thôi. Mình ở ngoài như thế nào thì trên mạng như vậy, cứ sống thật thôi. Tôi được nhiều người quý mến khi ăn cơm với mẹ tôi hay con tôi. Tôi cũng hay tìm để review những món lạ, món khổng lồ, mắc tiền... Và tất cả những điều này góp phần tạo nên hình ảnh cá nhân".

Ở trong ngành này đã lâu, Cao Hoàng Mẫn cũng có những chuyện vui buồn. Cô từng rơi vào nhiều sự cố truyền thông. "Như vào năm 2020 khi tôi mới tập tành quay thì tôi có đến một quán lẩu. Sau khi ăn xong, tôi thấy rất ngon và thắc mắc tại sao quán này không có nhiều người tới. Lúc đó tôi đã quay lại và đăng một video. Sau đó, clip này lên xu hướng, hút khách tới quán này, khiến chủ quán chuẩn bị không kịp nên có nhiều sai sót. Vậy là mọi người bình luận nói tôi quảng cáo không đúng sự thật và phốt chủ quán trên các hội nhóm dù thực tế là tôi và chủ quán không hề có hợp tác gì, Mẫn kể thêm: "Một lần khác, tôi chia sẻ trải nghiệm cá nhân ở một quán bánh canh cua 700.000 đồng. Nhưng clip đó lại lên xu hướng và gây tranh cãi. Nhiều người chỉ trích tôi và chủ quán, còn nói là TikToker thổi phồng giá, dù thực tế đó là đánh giá trung thực của tôi và đi ăn hay không thì tùy thuộc vào quyết định của mỗi người".

Cô cho rằng các sự cố này diễn ra không phải vì cô "vạ miệng" mà là chưa kiểm soát được thông tin mình đưa ra có thể đi xa đến đâu. Chưa kể, theo cô, trong giới xây dựng nội dung hiện nay có nhiều content (nội dung) bẩn tạo ra để câu view, cạnh tranh, "chơi bẩn" người khác.

"Thế nào là content sạch, bẩn?", chúng tôi hỏi. Mẫn nói có nhiều food reviewer khi đi ăn thì yêu cầu quán, nhà hàng cho mình ăn miễn phí, nhờ chủ quán đặt hàng mình đi, nếu không được đặt hàng thì đăng nội dung chê bai. Họ cũng sử dụng ngôn từ không phù hợp, đăng tải các video hoặc livestream đánh giá không khách quan. Đây là các content bẩn.

Còn content sạch, theo cô, là những chia sẻ văn minh, lịch sự, góp ý đàng hoàng, không công kích cá nhân hay hàng quán nào. KOC Cao Hoàng Mẫn cũng đặt ra những tiêu chí và nguyên tắc nghề nghiệp riêng như chỉ nhận giới thiệu các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; không chấp nhận nói theo kịch bản hay kiểm duyệt video clip.

"Làm clip review hay bán hàng thì phải chân thật theo cảm nhận. Nó là uy tín của mình. Có nhiều trường hợp tôi phải trả lại tiền cho nhãn hàng mặc dù đã quay xong clip, vì tôi chưa nói với khách hàng về nguyên tắc này", Mẫn chia sẻ. (còn tiếp)

Theo Phạm Thu Ngân - Uyển Nhi (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Trước đây, sản phẩm muối Ba Thắc, hay muối Long Điền sau này nức tiếng khắp vùng, với những cánh đồng muối “thẳng cánh cò bay” của đại điền chủ giàu nứt vách như ông Trần Trinh Trạch - cha của công tử Bạc Liêu…
Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời.