Bài 4: Chia tay Hòn Đốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

.

(GLO)- “Đảo là nhà, biển là quê hương”- đó là lời nhắc biển đảo quê hương chúng ta liền một dải mà các anh đang ngày đêm không ngừng nghỉ chắc tay súng để giữ vững đất mẹ. Trong một hải trình dài ngày mà chúng tôi may mắn được Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đưa đến thăm và chúc Tết vào những ngày cuối năm. Hòn Đốc là điểm đến cuối cùng cũng là điểm nhấn làm chúng ta càng suy nghĩ về trách nhiệm đối với tiền nhân.

So với quần đảo Nam Du thì Hòn Đốc quá nhỏ bé ở cả nhiều nghĩa. Quần đảo Nam Du có tất cả 21 đảo lớn nhỏ, trong đó ở Hòn Lớn, Hòn Ngang và Hòn Khô có trên 8.000 dân ở 2 xã là An Sơn và Nam Du, phát triển rất sầm uất, có bến cảng. Hàng ngày tàu thuyền ra vào đây tấp nập. Nếu trong tương lai gần chúng ta đầu tư xây dựng thì nơi này sẽ phát triển mạnh không khác gì huyện đảo Phú Quốc.

Đoàn công tác trước cột mốc biển đảo. Ảnh: Lê Văn Nhung
Đoàn công tác trước cột mốc biển đảo. Ảnh: Lê Văn Nhung

Hòn Đốc (dân thường gọi là Hòn Tre) là một đảo trong quần thể 14 đảo lớn nhỏ nằm cách thị xã Hà Tiên khoảng 22 hải lý và có một xã đảo Tiên Hải với 420 khẩu. Hàng ngày đều có tàu khách từ thị xã Hà Tiên ra và ngược lại nên giao thương bình thường. Hiện nay trên đảo đã có một trạm phát điện, có nước sinh hoạt được cung cấp từ nhà máy qua tích nước mưa, có trường trung học cơ sở và một trạm y tế xã có bác sĩ phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hầu hết con đường chính trên đảo Hòn Đốc đã được bê tông hóa.

Từ Trạm radar 625 thuộc Tiểu đoàn 551 ta có thể dễ dàng thấy hải phận của Campuchia. Chuyện kể rằng, do đây là vùng giáp ranh và đi thẳng đến vùng vịnh Thái Lan nên những năm 50 của thế kỷ trước thường xuyên có bọn “hải tặc” hoành hành. Cho nên tại hòn đảo này, chính quyền chế độ Việt Nam Cộng hòa đã cho xây dựng một cột mốc để cảnh báo cho ngư dân đánh bắt cá khi đi qua lại khu vực này. Như vậy, chúng ta có thể thấy ngay từ những năm trước thập niên 1950, cụm quần đảo nơi đây, trong đó có Hòn Đốc là chứng tích lịch sử về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, có điều chế độ cũ chưa thể kiểm soát chặt chẽ trên biển dẫn đến bọn “hải tặc” hoành hành, cướp bóc trên biển.

Đường bê tông trên xã đảo Tiên Hải. Ảnh: Lê Văn Nhung
Đường bê tông trên xã đảo Tiên Hải. Ảnh: Lê Văn Nhung

Việc giữ lấy từng tấc đất mà ông cha để lại là trách nhiệm không của riêng ai. Và chúng ta càng hiểu trách nhiệm nặng nề lên vai của cán bộ chiến sĩ ở đảo xa ngày đêm bám biển để giữ vững vùng trời, vùng biển; càng hiểu được sự quý giá từng tấc đất chủ quyền quốc gia.

Cùng trong chuyến hành trình công tác, Đại tá Đặng Văn Bình- Phó Tham mưu trưởng tác chiến Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bồi hồi xúc động kể: “Ngày 19-6-2003 là ngày đầu tiên tôi cùng với một số cán bộ, chiến sĩ đặt chân lên Hòn Đốc để xây dựng nâng cấp Trạm radar 625. Ngày ấy cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả, chúng tôi chỉ dựng vài cái lều trại ở tạm bợ. Được sự quan tâm của Nhà nước, đến nay xã đảo đã được đầu tư nên cuộc sống đã khá hơn rất nhiều cả về tinh thần và vật chất. Lần trở lại này, tôi thật sự xúc động vì có một phần tuổi trẻ mình ở đó và càng thêm thấy tự hào, yêu quê hương qua từng tấc đất mà cha ông một thuở đi mở mang bờ cõi”.

Ảnh: Lê Văn Nhung
Ảnh: Lê Văn Nhung

Cũng trong niềm vui chung trong chuyến công tác, Đại tá Đặng Văn Bình cho biết: Hàng năm cứ dịp Tết, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, nhiều đoàn ra thăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo, đó là nguồn động viên khích lệ lớn đối với quân, dân đang sinh sống nơi đây. Đặc biệt, tôi được biết, đây là lần đầu tiên Tây Nguyên có Báo Gia Lai và phía Bắc Báo Văn nghệ Thái Nguyên, Báo Hà Nội Mới tham dự đoàn công tác ra đảo phía Tây Nam. Đó là niềm khích lệ lớn lao đối với chúng tôi những người lính Hải quân. Qua các bạn để người dân vùng cao hiểu về biển đảo và chia sẻ những khó khăn, vất vả cùng chúng tôi.

Lê Văn Nhung

Có thể bạn quan tâm

Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời. 
Mưu sinh đầu mùa nước nổi

Mưu sinh đầu mùa nước nổi

Dân miền Tây có câu tháng Bảy nước nhảy khỏi bờ. Đó là tháng Bảy âm lịch, thời điểm nước tràn đồng trên miệt đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu. Một mùa đánh bắt cá của bà con cũng khởi phát, kéo dài suốt mấy tháng.
Hoài niệm ở chốn Kinh kỳ

Hoài niệm ở chốn Kinh kỳ

Bên cạnh cư dân người Việt có quê gốc tại chỗ, một số đông dân cư ngụ ở Phố Hiến là từ các địa phương khác về làm ăn sinh sống. Có một sự quần tụ nơi "đất lành".
Tiếng vọng đại ngàn

Tiếng vọng đại ngàn

Tháng 8 về, Buôn Đôn trong veo những mảng màu. Rừng xanh ầm tiếng tù và. Bên dòng sông chảy ngược Sêrêpốk, nơi các dũng sĩ săn voi (gru) trứ danh từng chinh phạt mãnh tượng, hồng hoang thương nhớ những cuộc đời huyền thoại...
Nghề làm đẹp cho… người chết!

Nghề làm đẹp cho… người chết!

Người sống cần làm đẹp đã đành, mà người đã khuất cũng có luôn? Tất nhiên, nhu cầu đó của người đã khuất, đa phần xuất phát từ người thân của họ, những người còn đang sống. Ai cũng hiểu, lúc sống thế nào thì thôi, nhưng đã về bên kia thế giới, thì còn gì nữa đâu?
Lang thang “chợ âm phủ” trên phố núi

Lang thang “chợ âm phủ” trên phố núi

Mặt trời ngả xuống núi, phố nhỏ lên đèn, êm đềm chìm trong làn sương trắng mong manh. Những gánh hàng rong kẽo kẹt ghì chặt từng đôi vai gầy. Các chị, các mẹ bắt đầu xuống “chợ âm phủ”, đem theo vận may một đêm chạy hàng.