Đồ chơi trẻ em phải có dấu hợp chuẩn mới được lưu thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đồ chơi trẻ em phải có dấu hợp chuẩn mới được lưu thông.
Đồ chơi trẻ em phải có dấu hợp chuẩn mới được lưu thông.

Kể từ 15-4-2010, đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được bán trên thị trường khi đã được chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn về an toàn, chẳng hạn về độ pH hay hàm lượng chất độc hại formaldehyt.

Theo quy định này, đồ chơi trẻ em chỉ được phép lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành nhằm làm giảm các rủi ro liên quan đến sự an toàn, sức khỏe của trẻ em. Quy chuẩn quy định rõ những yêu cầu về kỹ thuật, đặc biệt là hợp chất hữu cơ độc hại (chất lỏng và formaldehyt) có trong đồ chơi.

Cụ thể, chất lỏng có trong đồ chơi không được có độ pH nhỏ hơn 3 hoặc lớn hơn 10, các chi tiết vải dệt không được chứa formaldehyt tự do và formaldehyt đã thủy phân vượt quá 30 mg trên một kg, các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán không được chứa formaldehyt giải phóng vượt quá 80mg trên một kg.

Đối với các loại đồ chơi dùng điện không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24V và không một bộ phận nào có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24V.

Các bộ phận trong đồ chơi nếu được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có khả năng gây điện giật và các dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận này phải được cách điện và bảo vệ để ngăn ngừa rủi ro điện giật.

Việc đánh giá, chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Hiện nay, đồ chơi trẻ em được bán trên thị trường chủ yếu là hàng Trung Quốc. Cùng với đồ chơi sản xuất trong nước, các sản phẩm này hầu như không ghi rõ được làm từ thành phần gì, chứa chất gì. Đa số chỉ ghi rất sơ sài công dụng, lứa tuổi được phép sử dụng.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Bác thông tin bé trai 6 tuổi bị bắt cóc ở Pleiku

Bác thông tin bé trai 6 tuổi bị bắt cóc ở Pleiku

(GLO)- Chiều 31-3, Thượng tá Trần Trọng Sơn-Trưởng phòng Phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Gia Lai) cho biết thông tin bé trai bị bắt cóc ở TP. Pleiku đang được lan truyền trên mạng xã hội là tin giả.

Cán bộ, chiến sĩ Công an xã Ia O và lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở tuần tra, kiểm soát địa bàn. Ảnh: T.D

Ia O-Điểm sáng trong công tác đảm bảo an ninh trật tự

(GLO)- Thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Công an xã Ia O (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã bám sát cơ sở, triển khai có hiệu quả công tác đấu tranh phòng-chống các loại tội phạm, đảm bảo an toàn giao thông và nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân địa phương.

Đối tượng Trần Công Phương (SN 1988, trú tại làng Me, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông) cùng tang vật. Ảnh: V.N

Quyết liệt đấu tranh với tội phạm ma túy

(GLO)- Thời gian qua, hoạt động của tội phạm ma túy ở vùng biên giới có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Lực lượng Công an tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan triệt phá các “mắt xích” nhằm ngăn chặn ma túy thẩm lậu vào địa bàn.