Tập huấn kỹ năng kinh doanh trên môi trường số và kiến thức livestream

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 27-5, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Tăng cường kỹ năng kinh doanh trên môi trường số và chiến lược livestream hiệu quả”.

Tham gia tập huấn có đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị, các tổ chức hội doanh nghiệp, cùng một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

quang-canh.jpg
Quang cảnh buổi tập huấn. Ảnh: V.T

Nội dung tập huấn được Tiktoker-Nhà sáng tạo nội dung Trần Việt Anh sở hữu kênh TikTok “Anh bộ đoại” với 628.000 lượt người theo dõi, giảng viên của Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số thuộc Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số truyền đạt, tập trung vào 3 chủ đề chính gắn liền với xu thế chuyển đổi số trong kinh doanh hiện nay.

Với chủ đề về chuẩn bị nền tảng nội dung, video, chiến lược trước khi livestream, các học viên được hướng dẫn một số nội dung như: xây dựng video phục vụ livestream bán hàng, thiết lập không gian, thiết bị quay cũng như xây dựng kịch bản và phân tích hành vi người xem. Ở chủ đề về “Xây dựng thương hiệu cá nhân trên nền tảng TikTok”-một nền tảng mạng xã hội đang phát triển mạnh trong hoạt động bán hàng trực tuyến, học viên được định hướng phong cách cá nhân, giọng nói, hình ảnh, đồng thời biết cách tối ưu hóa hồ sơ để tăng độ tin cậy và thu hút người theo dõi. Chủ đề thứ 3 là “Kỹ năng xây dựng video ngắn hiệu quả và chuyển đổi bán hàng”; trong đó chú trọng cấu trúc nội dung, cách lồng ghép thông điệp bán hàng tự nhiên để tăng tương tác và tỷ lệ chốt đơn, đồng thời kết nối video ngắn với phiên livestream để thu hút người xem...

1.jpg
Tiktoker-Nhà sáng tạo nội dung Trần Việt Anh sở hữu kênh TikTok “Anh bộ đoại” chia sẻ kinh nghiệm trong livestream. Ảnh: V.T

Thông qua sự hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm tại buổi tập huấn của các chuyên gia, Tiktoker, các học viên được nắm bắt kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ số vào kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả bán hàng, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ. Đồng thời, chương trình còn giúp các học viên tiếp cận xu hướng kinh doanh mới, kết nối cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần đưa thương mại điện tử Gia Lai phát triển bền vững, toàn diện hơn trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

null