Trường Cao đẳng Gia Lai đạt giải cao tại Hội giảng Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 10-11, tại tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ bế mạc Hội giảng Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024. Theo đó, 2 giảng viên của Trường Cao đẳng Gia Lai tham gia đã mang về thành tích cao với 1 giải nhất, 1 giải khuyến khích và 1 giải phụ.

Năm nay, Hội giảng Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc diễn ra từ ngày 4 đến ngày 9-11 tại tỉnh Quảng Ninh. Hội giảng quy tụ gần 500 nhà giáo đến từ 68 đoàn trên khắp cả nước. Trong đó, đoàn Gia Lai có 3 giảng viên của Trường Cao đẳng Gia Lai tham gia gồm: cô Nguyễn Thị Thúy An (Khoa Nghiệp Vụ-Du lịch), thầy Hoàng Văn Thủy (Khoa Nông-Lâm) và cô Vũ Thị Thanh Hương (Khoa Y-Dược).

z6018210487755-af5e1bd44ba46d716a4e838633acb92d.jpg
Cô Vũ Thị Thanh Hương (hàng đầu, thứ hai từ phải sang) nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội vì đạt giải nhất tại Hội giảng Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024. Ảnh: NVCC

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu tư bài bản từ hồ sơ giáo án, thiết bị dạy học đến phần trình giảng đầy tính thuyết phục, cô Vũ Thị Thanh Hương đã xuất sắc đạt giải nhất với bài giảng “Kỹ thuật tiêm bắp”; đồng thời là 1 trong 25 nhà giáo được Ban Tổ chức trao giải “Sử dụng thiết bị tự làm hiệu quả nhất”.

Cùng với đó, cô Nguyễn Thị Thúy An đã đạt giải khuyến khích cho bài giảng “Nhận đặt buồng khách sạn cho khách lẻ qua điện thoại”.

Được biết, Hội giảng Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc được tổ chức 2 năm một lần. Đây là dịp để các giảng viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cả nước có cơ hội học hỏi, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; từ đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, kỹ năng nghề cho người học nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội.

So với mọi năm, Hội giảng lần này có những yêu cầu cao hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị để các nhà giáo thể hiện được tài năng sư phạm, trình độ kỹ năng nghề và năng lực chuyển đổi số của mình.

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

(GLO)- Ngày 12-1, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”. Chương trình thu hút hơn 3.000 học sinh tới từ các trường THPT trên toàn tỉnh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.