'Ba cùng' đổi thay vùng đất khó - Bài 3: Thắp sáng vùng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Vượt qua cung đường núi mây vờn, sương giăng lối, chúng tôi đến những bản làng nhuốm màu thời gian ở xã Suối Bàng (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Ở nơi heo hút này, chúng tôi bắt gặp những tiếng cười giòn giã của bà con khi thấy điện về bản.

Vượt khó

Xã Suối Bàng cách trung tâm huyện Vân Hồ gần 40km. Đây là địa bàn thuộc vùng 3 - khu vực đặc biệt khó khăn với khoảng gần 9.000 dân sinh sống, 195 hộ nghèo. Để di chuyển vào tới trung tâm xã, ai nấy trong đoàn sinh viên tham gia chiến dịch Mùa hè xanh của Trường Đại học Điện lực đều phải nín thở, bởi luôn phải “căng mắt” nhìn về phía trước với một nỗi lo sợ đường xấu, mây mù.

Sinh viên Điện lực sửa điện cho hộ gia đình ở xã Suối Bàng (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La)

Sinh viên Điện lực sửa điện cho hộ gia đình ở xã Suối Bàng (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La)

Trải qua con đường đèo khúc khuỷu và chênh vênh giữa lưng chừng núi trên chiếc xe 45 chỗ chỉ vừa vặn để lách qua, bạn Chu Mạc Hải Lâm - sinh viên khoa Tự động hoá, nói: “Một bên là sườn dốc cheo leo bị che khuất bởi màn sương mù mịt, một bên là vực thẳm cùng dòng sông Mã ôm trọn lấy cung đường. Em cảm thấy trái tim của mình như muốn bật ra khỏi lồng ngực…”.

Di chuyển một quãng đường dài nguy hiểm đã khiến cả đoàn rệu rã. Tôi băn khoăn, vậy nếu buổi tối, không còn đèn chiếu sáng, người dân sẽ di chuyển ra sao? Hay họ sống ở đây lâu nên có một “bản năng” để đi qua cung đường này? Chị Giàng Thị Máy - Bí thư Huyện Đoàn Vân Hồ chia sẻ, mỗi dịp vào xã để công tác, các cán bộ Đoàn vừa đi, vừa mò đường bằng đèn điện thoại. Ban ngày, người dân lại vắng nhà vì phải lên nương, rẫy.

Hành trình tình nguyện của sinh viên Điện lực bắt đầu tại một hộ gia đình nằm ở lưng chừng núi. Đường đi rất trơn, chúng tôi phải bám cây ven dốc để từ từ di chuyển.

Đến nơi, ông Mùi Văn Dương- người bản Ấm, đã ngoài 70 tuổi hồ hởi đón tiếp đoàn tình nguyện. Bên trong căn nhà có bàn thờ, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và lá cờ Tổ quốc. Ở giữa nhà có một bếp củi đơn sơ để vừa sưởi ấm, vừa để lấy ánh sáng. Xung quanh là những bức tường hở lỗ chỗ, bên phải ngôi nhà là khung cửa sổ phóng tầm mắt ra tít xa, nơi có con suối Bàng dòng nước chảy cuồn cuộn.

Đường dây điện trong nhà ông Dương bị chuột cắn xé, bảng điện cũ nát, hư hỏng. “Không có điện, tuổi cao sức yếu, mắt kém nên tôi phải dùng gậy và đèn dầu tìm đường đi. Những lúc trời mưa đường trơn, tôi đã nhiều lần bị ngã”, ông Dương nói. Ấy vậy, nét mặt ông Dương vẫn lạc quan bảo với chúng tôi, sống trong cảnh nào thì rồi cũng quen.

Sinh viên Điện lực lắp đèn sử dụng năng lượng mặt trời

Sinh viên Điện lực lắp đèn sử dụng năng lượng mặt trời

Căn nhà của ông Dương có hệ thống điện rối rắm cùng những đoạn dây điện chỉ được bọc qua loa bởi vài nhúm nilon, nên việc đầu tiên, nhóm sinh viên Điện lực ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn. Song, mỗi hộ dân ở đây có mạng lưới điện phức tạp, nhà này nối nhà kia rồi mới tới cột cấp điện, không thể tìm được nguồn điện để tắt nên các bạn đã quyết định đấu trực tiếp.

Đưa chiếc tua-vít lên, sự lo lắng trên nét mặt của bạn Nguyễn Văn Khương - khoa Điện tử viễn thông hiện rõ, hai tay cậu nắm cẩn thận vào phần cách điện của tua-vít, vặn từng chiếc ốc. Hoàn thành công việc, các bạn lại kiểm tra và thay thế thiết bị điện không đảm bảo an toàn.

Lần đầu sửa điện, Khương rất hồi hộp sợ mình lắp không đảm bảo an toàn cho người dân. Cậu cứ thử đi thử lại, làm cẩn thận để bà con sử dụng lâu dài. “Mỗi lần đi sửa, lắp đặt điện cho hộ dân, chúng em mới nhận thấy, cuộc sống nơi đây còn nhiều thiếu thốn, không có kinh phí để thay bảng điện. Đường dây nối trong nhà như mạng nhện chằng chịt dẫn đến mất an toàn cho gia đình”, Khương chia sẻ.

“Màu áo của sinh viên Điện lực đã để lại nhiều dấu ấn cho bà con trong hơn 10 ngày đến từng ngõ, gõ từng nhà sửa điện, tuyên truyền sử dụng điện cho bà con. Qua đây, các bạn tạo thêm động lực, sự hứng khởi cho các bạn đoàn viên, thanh niên trong xã hăng hái tham gia tích cực hơn trong các hoạt động trên địa bàn”.

Ông Mùi Văn Mân - Phó Chủ tịch UBND xã Suối Bàng

Những kiến thức tiếp thu trên giảng đường của sinh viên trường Điện lực nay có “đất dụng võ”. Các bạn hướng dẫn tỉ mẩn bà con cách sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và cảnh báo những sự cố về điện cho bà con.

Mang ánh sáng về bản

Trong những ngày đầu tiên ở xã Suối Bàng, các bạn sinh viên đã chia nhỏ thành các tổ, nhóm đi lắp đặt, sửa chữa, thay thế miễn phí các thiết bị điện cho gần 100 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn ở bản Ấm, bản Châu Phong, bản Phiêng Khoang, bản Nà Lồi…

Trên địa bàn xã vẫn còn nhiều con đường chưa được thắp sáng, người dân đi lại khó khăn, sinh viên Điện lực phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La lắp 29 đèn LED năng lượng mặt trời, chiếu sáng cho gần 2km đường tại khu vực trường Tiểu học & THCS, Trường Mầm non, Trung tâm Y tế xã Suối Bàng và 160 hộ dân bản Khoang Tuống.

Mỗi lần đi qua đoạn đường thấy nhóm áo xanh tình nguyện trèo cao chót vót hay vác nặng, người dân nơi đây hỗ trợ chỗ nghỉ chân cho toàn đội và nấu những bữa cơm cho nhóm.

Những ngày làm việc quên ăn, dầm mưa dãi nắng, mệt mỏi, nhưng nhóm đã thích nghi khá nhanh.

Chứng kiến và cảm động về đoàn sinh viên tình nguyện về xã, ông Mùi Văn Mân - Phó Chủ tịch UBND xã Suối Bàng cho biết, ngay khi nhận kế hoạch đón đoàn tình nguyện về địa phương, xã rất phấn khởi. Đây là lần hiếm hoi sau nhiều năm mới có “biệt đội áo xanh” về làng.

(Còn nữa)

Theo TS Dương Trung Kiên - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, trước khi đưa đoàn sinh viên đi tình nguyện, nhà trường đã tổ chức tập huấn, ôn lại kiến thức, kỹ năng cơ bản về điện cho sinh viên. Thông qua chiến dịch Mùa hè xanh, sinh viên Điện lực - tình nguyện với Điện góp một phần nhỏ bé trên hành trình “thắp sáng” những con đường ở vùng khó.

Theo CHÂU LINH (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với “nghề” nuôi người học.
Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Không chỉ có hàng trăm loài động, thực vật (trong đó có nhiều loài đặc hữu, hàng chục loại có tên trong sách đỏ Việt Nam), rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin còn là đầu nguồn của dòng Sêrêpốk. Tuy nhiên, việc gìn giữ tài nguyên rừng quý giá nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực.
Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Thủy lợi Ea Kao, Krông Búk hạ hay Thủy điện Dray H’linh và nhiều công trình trên đường hành tiến chinh phục năng lượng là dấu ấn sinh động của tinh thần dám nghĩ, dám làm; là niềm tự hào về sự chung sức đồng lòng, sáng tạo; sự vĩ đại, phi thường dùng sức người để trị thủy, thu gió, gom nắng.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Mãi mặn mòi muối Ba Thắc

Trước đây, sản phẩm muối Ba Thắc, hay muối Long Điền sau này nức tiếng khắp vùng, với những cánh đồng muối “thẳng cánh cò bay” của đại điền chủ giàu nứt vách như ông Trần Trinh Trạch - cha của công tử Bạc Liêu…