Những cựu chiến binh vượt khó vươn lên, sản xuất kinh doanh giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Không chỉ nỗ lực vượt khó, vươn lên trở thành tấm gương sản xuất-kinh doanh giỏi, nhiều cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn TP. Pleiku) còn đóng góp tích cực cho công tác từ thiện, an sinh xã hội trên địa bàn mình sinh sống.

1. Sau vài lần hẹn, chúng tôi mới gặp được cựu chiến binh Nguyễn Đình Kiệm-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xuân Kiệm (45 Đặng Trần Côn, TP. Pleiku). Trò chuyện với ông, chúng tôi khá bất ngờ khi từ một hộ có xuất phát điểm thấp nhưng với với sự nỗ lực không ngừng, sau gần 30 năm gắn bó với mảnh đất Tây nguyên, ông Kiệm đã gầy dựng được một cơ ngơi khang trang trị giá hàng chục tỷ đồng.

Hiện nay, mỗi năm, gia đình ông Kiệm lãi hơn 2 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ảnh: Nhật Hào
Hiện nay, mỗi năm, gia đình ông Kiệm lãi hơn 2 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ảnh:Nhật Hào

Ông Kiệm cho biết, ông sinh ra và lớn lên tại xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Tháng 10-1995, sau 7 năm tham gia phục vụ chiến tranh biên giới phía Bắc, ông trở về quê đưa gia đình vào Gia Lai lập nghiệp. Không có vốn, vợ chồng ông đi làm phụ hồ, buổi tối, ông tranh thủ chạy xe ôm. Thời gian sau, vợ chồng ông xin vào làm công nhân cho một xưởng phân vi sinh tại phường Trà Bá nhưng cuộc sống vẫn thiếu trước hụt sau.

Năm 2000, ông Kiệm quyết định thuê một khoảng đất trống của xưởng phân vi sinh để mở cơ sở xay xát. Ngoài xay xát lương thực cho người dân trên địa bàn, ông Kiệm còn nhập lúa và bắp về xay bán để tăng thu nhập. Giai đoạn cơ sở đông khách nhất là từ năm 2005 trở đi, có thời điểm, vợ chồng ông làm việc tới 3 giờ sáng với số lương thực xay xát lên tới 30-40 tấn/ngày. Nhiều năm liền, gia đình ông lãi hơn 1 tỷ đồng/năm từ cơ sở xay xát này.

Năm 2016, diện tích trồng trọt của bà con trên địa bàn TP. Pleiku giảm, nhiều cơ sở xay xát ra đời nên ông Kiệm mở thêm cơ sở kinh doanh xăng, nhớt và mâm lốp ô tô. “Đến nay, tôi đã mở được 4 cơ sở kinh doanh mâm lốp ô tô, xăng, nhớt và lương thực tại TP. Pleiku. Mỗi năm, gia đình tôi lãi gần 2 tỷ đồng”-ông Kiệm cho hay.

Với quy mô sản xuất-kinh doanh trên, hiện nay, ông Kiệm tạo việc làm cho hơn 30 lao động với mức lương 8-15 triệu đồng/tháng. Anh Lê Văn Phát (tổ 4, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh) chia sẻ: "Tôi làm việc cho Công ty TNHH một thành viên Xuân Kiệm đã 4 năm nay. Bên cạnh thu nhập 9 triệu đồng/tháng, tôi còn được Công ty đóng bảo hiểm xã hội, được tặng quà vào các dịp lễ, Tết. Khi khó khăn đột xuất được Công ty hỗ trợ hoặc ứng lương trả dần mà không tính lãi".

Đặc biệt, hàng năm, ông Kiệm đều trích một phần lợi nhuận của Công ty để tham gia công tác từ thiện, an sinh xã hội với tổng trị giá gần 100 triệu đồng/năm. Ông Nguyễn Tăng Trường-Bí thư Chi bộ làng Ngó cho biết: “Ông Nguyễn Đình Kiệm là đảng viên luôn gương mẫu đi đầu trong thực hiện các phong trào, hoạt động ở địa phương. Riêng 2 năm nay, ngoài hỗ trợ hơn 20 triệu đồng làm vòm mái che hội trường, làm đường giao thông trên địa bàn, mỗi năm, ông Kiệm tặng quà cho người nghèo trong làng nhân dịp lễ, Tết trị giá hàng chục triệu đồng”. Còn ông Ngô Đức Lợi-Chủ tịch Hội CCB phường Trà Bá cho hay: CCB Nguyễn Đình Kiệm không chỉ tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh mà còn nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động do các cấp Hội và địa phương tổ chức. Ngoài ra, ông luôn sẵn sàng hỗ trợ kinh phí góp phần giúp tổ chức Hội và chính quyền địa phương thực hiện tốt các hoạt động an sinh xã hội tại địa bàn.

2. Đi lên từ con số 0 tròn trĩnh, giờ đây, CCB Trần Ngọc Huy-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Ngọc Chương (thôn Hàm Rồng, phường Chi Lăng, TP. Pleiku)đã có một cơ ngơi đáng nể với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Huy (ngoài cùng bên phải) thường xuyên hỗ trợ kinh phí để chính quyền địa phương nơi mình sinh sống tặng quà cho người nghèo trong các dịp lễ, Tết. Ảnh: N.H
Ông Huy (ngoài cùng bên phải) thường xuyên hỗ trợ kinh phí để chính quyền địa phương nơi mình sinh sống tặng quà cho người nghèo trong các dịp lễ, Tết. Ảnh: N.H

Ông Huy sinh ra và lớn lên tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1978, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, ông “xếp bút nghiên” lên đường cùng đồng đội giúp nước bạn Campuchia chống Pôn Pốt, rồi tiếp tục tham gia chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc cho tới tháng 2-1982 thì xuất ngũ. Trở về quê hương, với mong muốn được viết tiếp ước mơ con chữ, ông Huy chọn ở lại TP. Huế làm nghề chạy xe ôm để kiếm tiền trang trải chi phí học tập. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, ông thi vào Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên (nay là Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai). Năm 1986, sau khi ra trường, ông về công tác tại Lâm trường M’Đrắk (huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk).

Năm 2005, ông Huy lại quyết định đưa gia đình qua Gia Lai sinh sống. “Với sự tư vấn của một người bạn, tại Gia Lai, tôi kinh doanh các mặt hàng nông sản. Ban đầu, tôi thu mua tiêu, điều, cà phê. Sau này tôi chỉ tập trung kinh doanh cà phê vì lợi nhuận hàng năm luôn ổn định. Những năm gần đây, mỗi năm, Công ty xuất bán hơn 3.000 tấn cà phê nhân với doanh thu 200-250 tỷ đồng, trừ các khoản chi phí, mỗi năm, gia đình tôi lãi hàng trăm triệu đồng”-ông Huy kể.

Ông Nguyễn Kỳ Ngộ-Chủ tịch Hội CCB TP. Pleiku: Đồng chí Nguyễn Đình Kiệm và Trần Ngọc Huy không chỉ nỗ lực trong lao động sản xuất để làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Đặc biệt, 2 đồng chí còn tích cực đóng góp kinh phí giúp các cấp hội CCB trong tỉnh, chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể nơi có cơ sở sản xuất-kinh doanh tổ chức tốt các chương trình an sinh xã hội.

Với tấm lòng thiện nguyện, ông Huy đã có nhiều đóng góp thiết thực cho công tác an sinh xã hội. Ông Nguyễn Xuân Dương-Phó Chủ tịch Hội CCB phường Chi Lăng, kiêm Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Hàm Rồng thông tin: Không chỉ siêng năng trong phát triển kinh tế, CCB Trần Ngọc Huy còn có nhiều đóng góp thiết thực giúp Hội CCB phường và chi hội thực hiện tốt các phong trào, hoạt động ở cơ sở. Đặc biệt, trung bình mỗi năm, ông Huy hỗ trợ UBND phường và các hội, đoàn thể mua quà tặng người nghèo mỗi dịp lễ, Tết gần 30 triệu đồng. Riêng 2 năm nay, ông Huy còn đóng góp kinh phí xây dựng hạ tầng và tổ chức các đợt tặng quà cho bệnh nhân tâm thần do ông Hà Tư Phước nuôi dưỡng tại phường Chi Lăng. Tổng trị giá các hoạt động hỗ trợ gần 200 triệu đồng/năm. Vì thế, Hội CCB phường thường xuyên biểu dương ông Huy để cán bộ, hội viên học tập.

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.