Biển đảo Tây Nam: Côn Đảo tên tươi xanh như thuở ban đầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sau buổi lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đoàn tàu không số (Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân), 8 giờ ngày 15.9, nắng đã lên đầy, tàu KN-290 xuất phát đi Côn Đảo, mở đầu chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM thăm các đảo Tây Nam và Nhà giàn DK1/10.

Chuyến đi do trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Chính ủy Quân chủng Hải quân, và Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM Trần Kim Yến, dẫn đoàn.

Top 10 hòn đảo quyến rũ nhất thế giới

Côn Đảo là huyện đảo thuộc địa bàn Vùng 2 Hải quân, nằm ở bờ biển phía nam Biển Đông, cũng được nhiều người gọi là Côn Lôn, Côn Sơn. Đây là một mảnh đất linh thiêng, anh hùng - nơi mà nhiều người vẫn hay nhắc nhớ con số: 113 năm ở Côn Đảo có khoảng 20.000 tù nhân bị giết, còn hiện nay dân số ở đảo chừng 8.000 người.

Trạm ra đa khu A, Côn Đảo, trên đỉnh núi Thánh Giá. Ảnh: Phạm Thu Ngân

Trạm ra đa khu A, Côn Đảo, trên đỉnh núi Thánh Giá. Ảnh: Phạm Thu Ngân

Nhưng không dừng ở đó, nhiều người nhớ về Côn Đảo vì vẻ đẹp "thiên đường", khi nơi đây được bình chọn là 1 trong 10 hòn đảo bí ẩn quyến rũ nhất hành tinh, theo ấn phẩm du lịch Lonely Planet. Theo đó, Lonely Planet giới thiệu về Côn Đảo bằng nhiều mỹ từ: "Cách xa đất liền, quần đảo Côn Đảo là một trong những địa điểm thu hút hàng đầu của VN. Ngày xưa, Côn Đảo là nơi giam giữ các tù nhân chính trị, nay Côn Đảo được biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên nổi bật của mình. Côn Sơn, hòn đảo lớn nhất ở đây, được bao quanh bởi những bãi biển, rạn san hô, vịnh biển tuyệt đẹp. Nơi đây có diện tích rừng nhiệt đới đáng kể nên ngoài việc đi bộ, lặn và khám phá những con đường ven biển vắng vẻ, du khách còn có cơ hội ngắm nhìn động vật hoang dã…".

“Thiên đường du lịch” Côn Đảo

“Thiên đường du lịch” Côn Đảo

Còn sách Non nước Việt Nam (tác giả Vũ Thế Bình), giới thiệu: "Đảo lớn nhất ở quần đảo Côn Đảo là Côn Sơn với trung tâm đảo là Côn Lôn. Hòn Cau cách Côn Lôn 8 km, rộng 1,8 km2, là nơi có nhiều cau rừng, quả to gần như quả trứng gà, hạt đỏ như son. Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ có rừng tre dày, thân trắng và lớn như thân cây vầu, cây bương. Hòn Trai có nhiều trai ngọc quý. Hòn Trứng là nơi cư ngụ của nhiều loài chim biển. Hòn Bà cách Côn Lôn vài trăm mét có đỉnh núi cao 321 m. Hòn Bảy Cạnh cách Côn Lôn 7 km có ngọn Hải Đăng xây năm 1884, tàu thuyền trên biển ở xa trên 70 km còn nhìn thấy...".

Tuyến đường ven biển ở Côn Đảo

Tuyến đường ven biển ở Côn Đảo

Côn Đảo xưa và nay, "địa ngục trần gian" và thiên đường du lịch. Nơi có: "Những Hòn Dừa, Hòn Trứng, Hòn Cau/Tên tươi xanh như cái thuở ban đầu… Hoa lá nơi này trăm năm ai bỏ quên/Những cuộc đời ai xóa tên/Lại nối với ngọn nguồn cơn bão/Nghe sóng hát về chiều sâu của đảo/Mỗi con sóng đi kể chuyện một cuộc đời/Ôi có phải máu những người nô lệ/Thành phù sa của biển khơi…" (Sóng Côn Đảo của tác giả Anh Ngọc).

Cùng góp sức để bảo vệ Tổ quốc

Ngày 16.9, mặt trời ló dạng, tàu KN-290 cập cảng HĐ33. Đây là Côn Đảo, cách Vũng Tàu gần 161 km, cách sông Hậu hơn 83 km. Côn Đảo hiện ra trong mắt tôi với vẻ yên bình tuyệt đối sau làn sương sớm, phía xa rặng đồi cây phủ. Trời xanh, mây trắng, nước biển trong màu ngọc bích. Gió biển đang thổi. Các thành viên của đoàn công tác ai nấy đều háo hức, tất bật ra mạn tàu để chuẩn bị lên xe do địa phương bố trí sẵn.

Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Chính ủy Quân chủng Hải quân, thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ ở Côn Đảo ngày 16.9

Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Chính ủy Quân chủng Hải quân, thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ ở Côn Đảo ngày 16.9

Xe bắt đầu di chuyển về Nghĩa trang Hàng Dương, cách cảng chừng 17 km, đây là nơi yên nghỉ của hàng vạn chiến sĩ cách mạng, đồng bào yêu nước hy sinh thời kỳ thực dân, đế quốc. Tại đây, lãnh đạo đoàn và các đại biểu đã dâng hương, dâng hoa tưởng niệm; viếng mộ cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu… Sau đó, đoàn tham quan khu di tích đặc biệt nhà tù Côn Đảo, cách Nghĩa trang Hàng Dương 3 km.

Tại Nghĩa trang Hàng Dương, các đại biểu dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh

Tại Nghĩa trang Hàng Dương, các đại biểu dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh

Một điều đặc biệt trong ngày đầu tiên của chuyến hải trình này chính là các đại biểu được đến thăm Trạm ra đa 590. Ở Côn Đảo có 2 đơn vị thuộc Vùng 2 Hải quân đứng chân, gồm Trạm ra đa 590 (Trung đoàn 251) và Trung đội Công binh (Lữ đoàn Tên lửa bờ 681). Ngoài ra, còn có các đơn vị khác đóng quân như lực lượng thuộc Ban Chỉ huy quân sự H.Côn Đảo, Biên phòng, Hải đội Cảnh sát biển thuộc Vùng 3 Cảnh sát biển…

Các đại biểu thắp hương ở phần mộ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại Nghĩa trang Hàng Dương

Các đại biểu thắp hương ở phần mộ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại Nghĩa trang Hàng Dương

Trạm ra đa 590 có 2 khu: khu A và khu B. Trong khi doanh trại khu B nằm dưới chân núi thì đường lên khu A mất thêm 4 km nữa. Khu A đóng quân trên đỉnh núi Thánh Giá, độ cao khoảng 600 m so với mực nước biển. Muốn di chuyển lên đây phải đi bằng xe bán tải, leo dốc, đường rừng, như đi off-road!

Sa bàn hệ thống nhà tù Côn Đảo được trưng bày trong Bảo tàng Côn Đảo

Sa bàn hệ thống nhà tù Côn Đảo được trưng bày trong Bảo tàng Côn Đảo

Đại úy Đồng Xuân Minh, Trạm trưởng Trạm ra đa 590, nói đơn vị có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc thù. Khó khăn phải kể đến đầu tiên là đóng quân độc lập, thời tiết khắc nghiệt, nhất là đối với khu A, mùa mưa khó di chuyển, giông lốc, mây mù... Tuy vậy, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ toàn đơn vị luôn thực hiện hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tại Trạm ra đa 590 khu B

Tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tại Trạm ra đa 590 khu B

"Cụ thể là quán triệt và duy trì nghiêm công tác trực sẵn sàng chiến đấu, triển khai tốt nhiệm vụ ra đa quan sát, quản lý chặt chẽ các mục tiêu trên biển, trên không tầm thấp, không để nhầm lẫn, sót lọt mục tiêu. Đồng thời, báo cáo sở chỉ huy các cấp xử lý kịp thời các tình huống, không để bị động, bất ngờ, nhất là khi phát hiện, quản lý hoạt động của tàu quân sự nước ngoài vào khu vực biển của ta; hoạt động của tàu buôn lậu ở khu vực biển xa; chỉ thị mục tiêu, tọa độ trong nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, giúp đỡ ngư dân trên biển…", đại úy Minh chia sẻ.

Thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ ở Trạm ra đa 590 khu A

Thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ ở Trạm ra đa 590 khu A

Chiến sĩ trẻ Phạm Minh Đạt (20 tuổi, quê H.Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu) không nề hà khó khăn, kể anh viết đơn tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự rồi được phân công về Trạm ra đa 590 từ tháng 6.2023 sau thời gian huấn luyện. Lúc đầu đi, Đạt không nghĩ gì, chỉ biết mình đi với một lý do rất nghiêm túc: cùng góp sức để bảo vệ Tổ quốc. Hỏi Đạt nhớ nhà không, Đạt dõng dạc đáp: "Không! Em cũng được về phép, ở đây không thiếu gì, lại có anh em gắn bó, động viên nhau".

Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM Trần Kim Yến chia sẻ rằng khi đến đây, bà cảm nhận được sự phát triển lớn mạnh của huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu). Để có được sự bình yên này, vẫn còn đó nhiều hy sinh to lớn, nhất là sự đóng góp đặc biệt của các lực lượng đang đóng quân trên đảo. "Côn Đảo là điểm đến đầu tiên của hành trình biển đảo Tây Nam và tôi tin là mỗi nơi đến sẽ đều cho chúng tôi nhiều bài học quý giá, nhất là được hiểu giá trị của hòa bình", bà Yến nói.

Trung tướng Nguyễn Văn Bổng cũng đề nghị Trạm ra đa 590 tiếp tục huấn luyện sử dụng thành thạo các trang thiết bị kỹ thuật, giữ vững sự độc lập, bản lĩnh, vững vàng. Cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cần động viên nhau, đoàn kết, cũng như luôn đồng hành, giúp đỡ chính quyền, người dân địa phương trong mọi nhiệm vụ. (còn tiếp)

Dịp này, đoàn đại biểu TP.HCM trao tặng chính quyền và nhân dân H.Côn Đảo công trình thắp sáng Côn Đảo, máy móc và phương tiện, vật dụng sinh hoạt cho cán bộ, chiến sĩ tại Côn Đảo cùng các lực lượng thuộc Trung đoàn 251, Trạm ra đa 590, Trạm ra đa 32, Quân chủng Phòng không - Không quân, Ban Chỉ huy quân sự H.Côn Đảo, Công an H.Côn Đảo, Hải đội 33 Cảnh sát biển; Đồn biên phòng Côn Đảo; lực lượng công binh Lữ đoàn 681...

Có thể bạn quan tâm

“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời.