Đi dạo trên cánh đồng, chàng trai vô tình đụng trúng kho báu gần 63 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo các chuyên gia, bức tượng vàng mà chàng trai người Anh tìm thấy trên cánh đồng trị giá lên tới gần 63 tỷ đồng.

KevinDuckett là một người dò kim loại nghiệp dư ở Market Harborough, Northamptonshire (Vương Quốc Anh). Vào một ngày đẹp trời, anh quyết định dùng máy dò kim loại đi dạo trên cánh đồng để tìm kiếm những món đồ thất lạc.

Sau một hồi đi loanh quanh, máy dò đột nhiên phát ra tín hiệu mạnh, Kevin Duckett liền đào bới và nhận ra có vật gì đó kẹt trong hố sâu vài chục centimet. Anh cẩn thận lấy nó lên và thấy rằng đây là một bức tượng bằng vàng.

Bức tượng bằng vàng mà người đàn ông nhặt được có giá lên tới hơn 62 tỷ đồng. (Ảnh: The NY Times)

Bức tượng bằng vàng mà người đàn ông nhặt được có giá lên tới hơn 62 tỷ đồng. (Ảnh: The NY Times)

Bức tượng này cao khoảng 6,4 cm. Sau khi đưa cho các chuyên gia của bảo tàng kiểm định. Họ cho biết bức tượng vàng này món cổ vật bị thất lạc 400 năm. Nó thực chất là vật trang trí đính trên vương miện vua Henry VIII trước đây.

Vua Henry VIII đội vương miện này khi lên ngôi năm 1509 và khi cưới người vợ thứ 4, công nương Anne xứ Cleves vào năm 1540. Vương miện sau đó được sử dụng trong lễ đăng quang của các vị vua và nữ hoàng Edward, Mary, Elizabeth, James I, Charles I.

Tuy nhiên, vào năm 1649, Oliver Cromwell sau khi xử trảm vua Charles I đã ra lệnh nung chảy vương miện nặng 3,3 kg mà vua Henry VIII từng đội để đúc thành tiền xu. 344 viên đá quý trên vương miện được bán riêng rẽ trong khi một số phần khác bị tuồn ra ngoài. Các nhà sử học cho rằng có thể bức tượng nhỏ bị bán đi khi Charles bỏ trốn.

Các chuyên gia cho rằng, bức tượng này là vật trang trí đính trên vương miện vua Henry VIII trước đây. (Ảnh: The NY Times)

Các chuyên gia cho rằng, bức tượng này là vật trang trí đính trên vương miện vua Henry VIII trước đây. (Ảnh: The NY Times)

Các chuyên gia nhận định bức tượng vàng có thể lên tới 2,7 triệu USD (khoảng 62,8 tỷ đồng). Bảo tàng này vẫn đang nghiên cứu bức tượng. Nếu nguồn gốc của nó được xác thực, họ sẽ đề nghị mua lại bức ượng với mức giá phù hợp do hội đồng chuyên gia đặt ra.

Người đại diện của bảo tàng cho hay: “Đây là tin tuyệt vời. Tôi biết rằng trên những cánh đồng rộng lớn nước Anh còn có nhiều cổ vật bị thất lạc vẫn nằm im dưới lòng đất chờ được khai quật. Bức tượng bằng vàng quý giá này cuối cùng đã được mang ra ánh sáng sau nhiều thế kỷ".

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.