Đi dạo trên cánh đồng, chàng trai vô tình đụng trúng kho báu gần 63 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo các chuyên gia, bức tượng vàng mà chàng trai người Anh tìm thấy trên cánh đồng trị giá lên tới gần 63 tỷ đồng.

KevinDuckett là một người dò kim loại nghiệp dư ở Market Harborough, Northamptonshire (Vương Quốc Anh). Vào một ngày đẹp trời, anh quyết định dùng máy dò kim loại đi dạo trên cánh đồng để tìm kiếm những món đồ thất lạc.

Sau một hồi đi loanh quanh, máy dò đột nhiên phát ra tín hiệu mạnh, Kevin Duckett liền đào bới và nhận ra có vật gì đó kẹt trong hố sâu vài chục centimet. Anh cẩn thận lấy nó lên và thấy rằng đây là một bức tượng bằng vàng.

Bức tượng bằng vàng mà người đàn ông nhặt được có giá lên tới hơn 62 tỷ đồng. (Ảnh: The NY Times)

Bức tượng bằng vàng mà người đàn ông nhặt được có giá lên tới hơn 62 tỷ đồng. (Ảnh: The NY Times)

Bức tượng này cao khoảng 6,4 cm. Sau khi đưa cho các chuyên gia của bảo tàng kiểm định. Họ cho biết bức tượng vàng này món cổ vật bị thất lạc 400 năm. Nó thực chất là vật trang trí đính trên vương miện vua Henry VIII trước đây.

Vua Henry VIII đội vương miện này khi lên ngôi năm 1509 và khi cưới người vợ thứ 4, công nương Anne xứ Cleves vào năm 1540. Vương miện sau đó được sử dụng trong lễ đăng quang của các vị vua và nữ hoàng Edward, Mary, Elizabeth, James I, Charles I.

Tuy nhiên, vào năm 1649, Oliver Cromwell sau khi xử trảm vua Charles I đã ra lệnh nung chảy vương miện nặng 3,3 kg mà vua Henry VIII từng đội để đúc thành tiền xu. 344 viên đá quý trên vương miện được bán riêng rẽ trong khi một số phần khác bị tuồn ra ngoài. Các nhà sử học cho rằng có thể bức tượng nhỏ bị bán đi khi Charles bỏ trốn.

Các chuyên gia cho rằng, bức tượng này là vật trang trí đính trên vương miện vua Henry VIII trước đây. (Ảnh: The NY Times)

Các chuyên gia cho rằng, bức tượng này là vật trang trí đính trên vương miện vua Henry VIII trước đây. (Ảnh: The NY Times)

Các chuyên gia nhận định bức tượng vàng có thể lên tới 2,7 triệu USD (khoảng 62,8 tỷ đồng). Bảo tàng này vẫn đang nghiên cứu bức tượng. Nếu nguồn gốc của nó được xác thực, họ sẽ đề nghị mua lại bức ượng với mức giá phù hợp do hội đồng chuyên gia đặt ra.

Người đại diện của bảo tàng cho hay: “Đây là tin tuyệt vời. Tôi biết rằng trên những cánh đồng rộng lớn nước Anh còn có nhiều cổ vật bị thất lạc vẫn nằm im dưới lòng đất chờ được khai quật. Bức tượng bằng vàng quý giá này cuối cùng đã được mang ra ánh sáng sau nhiều thế kỷ".

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.