Thuốc có nhu cầu sử dụng lớn, thuốc hiếm phải đấu thầu tập trung cấp quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, các loại thuốc phổ biến, có nhu cầu sử dụng lớn, thuốc hiếm phải đấu thầu tập trung cấp quốc gia để giảm giá thuốc.

Văn phòng Chính phủ vừa ra Thông báo số 183/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc đấu thầu mua sắm thuốc tại Bộ Y tế và các địa phương.

Thuốc có nhu cầu sử dụng lớn, thuốc hiếm phải đấu thầu tập trung cấp quốc gia. Ảnh nguồn VGP

Thuốc có nhu cầu sử dụng lớn, thuốc hiếm phải đấu thầu tập trung cấp quốc gia. Ảnh nguồn VGP

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kết luận: Việc chuyển đổi tiêm chủng mở rộng, cấp phát vitamin A, thuốc ARV, điều trị lao từ Chương trình Mục tiêu Y tế-Dân số sang nhiệm vụ thường xuyên là một tiến bộ trong công tác y tế, tiêm chủng thời gian qua. Bộ Y tế với vai trò là cơ quan tiếp nhận viện trợ, điều phối cung cấp vắc xin, vitamin A... trong thời gian tới tiếp tục tổ chức đấu thầu tập trung cấp quốc gia, đặt hàng một số loại thuốc phổ biến có tỷ trọng lớn, vắc xin sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng để giảm giá thành, bảo đảm nguồn cung cho các địa phương mua sắm.

Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế rà soát, thống kê nhu cầu của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cân đối với nguồn viện trợ để đấu thầu cấp quốc gia hoặc đặt hàng theo đúng chỉ đạo tại Thông báo số 26/TB-VPCP ngày 12-2-2023; sau khi đấu thầu tập trung thành công, xây dựng hợp đồng mẫu và hướng dẫn các địa phương làm việc với nhà thầu cung cấp thuốc, vắc xin.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp để xảy ra tình trạng thiếu các loại thuốc, vắc xin này.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu sửa đổi Thông tư số 15/2020/TT-BYT ngày 10-8-2020 của Bộ Y tế về Danh mục thuốc đấu thầu, Danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc đàm phán giá để ban hành trong tháng 5-2023; trong đó các loại thuốc phổ biến, có nhu cầu sử dụng lớn, thuốc hiếm phải đấu thầu tập trung cấp quốc gia để giảm giá thuốc; các loại biệt dược, thuốc chuyên khoa giao cho các địa phương, bệnh viện thực hiện.

Đồng thời, Bộ Tài chính chủ trì, chủ động phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương xử lý vấn đề về giá, đồng thời triển khai các giải pháp nhằm mua sắm, cung ứng kịp thời các vắc xin sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 25-5-2023.

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ gia tăng bệnh dại mùa nắng nóng

Nguy cơ gia tăng bệnh dại mùa nắng nóng

(GLO)- Theo Bộ Y tế, từ tháng 4 đến tháng 8 là giai đoạn ghi nhận số ca tử vong vì bệnh dại cao nhất trong năm, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc. Riêng tại Gia Lai, từ đầu năm 2025 đến nay, các địa phương đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh dại.

Bộ Y tế công bố 21 loại thuốc giả

Bộ Y tế công bố 21 loại thuốc giả

Trong số 21 sản phẩm bị thu giữ, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, Bộ Y tế thông báo trên toàn quốc không được kinh doanh, sử dụng những loại thuốc này.

Khám-chữa bệnh cùng chuyên gia: Tiện lợi cho người dân

Khám-chữa bệnh cùng chuyên gia, tiện lợi cho người dân

(GLO)- Hiện nay, người dân Gia Lai có thể khám bệnh với sự hỗ trợ từ các chuyên gia tuyến trên ngay tại tỉnh. Không chỉ khám bệnh, các chuyên gia còn tiến hành phẫu thuật các ca bệnh khó, phức tạp… tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại tuyến tỉnh.

305 nhãn hiệu sữa giả được đăng ký tại Hòa Bình, cán bộ y tế cũng phát hoảng

305 nhãn hiệu sữa giả được đăng ký tại Hòa Bình, cán bộ y tế cũng phát hoảng

Trong số 573 nhãn hiệu sữa bột giả mới được công bố có đến 305 nhãn hiệu được nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hòa Bình. Một cán bộ Sở Y tế Hoà Bình cũng phải thốt lên đây là chuyện "khủng khiếp", người dân có quyền nghi ngờ có khuất tất.