Tháng 4 đi tìm đồng đội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Có những vùng đất không phải nơi sinh ra mà khiến chúng ta cứ phải đến, đi mà như thể trở về. Côn Đảo là một nơi như thế, mỗi cuộc trở về chuyên chở nguyện ước riêng. Người trẻ chọn đất thiêng để soi sửa những lo toan, mong cầu cho thời cuộc. Những người từng gửi lại nơi đây một phần thanh xuân máu xương mình chỉ mong được lần theo dấu chân đồng đội. Cứ thế, mỗi bận tháng 4, họ mải miết trở về…
Từ trái qua phải: Đại tá, nhà văn Đỗ Viết Nghiệm, nhà báo Trịnh Phi Long và Trung tướng Châu Văn Mẫn thảo luận về việc dựng bia tưởng niệm, ghi danh các di tích

Từ trái qua phải: Đại tá, nhà văn Đỗ Viết Nghiệm, nhà báo Trịnh Phi Long và Trung tướng Châu Văn Mẫn thảo luận về việc dựng bia tưởng niệm, ghi danh các di tích

Đứng giữa hàng hàng lớp lớp ngôi mộ ở Nghĩa trang Hàng Dương, lớp hậu sinh chỉ biết đến cuộc chiến bi tráng của cha ông qua sách vở và những câu chuyện kể như chúng tôi vẫn thấy nơi lồng ngực mình nhói lên. Đối với những cựu tù Côn Đảo từng để lại đây một phần máu thịt và đồng đội mình, ngày trở về hẳn còn có điều chưa thể buông. Những mái đầu hoa râm lẩn khuất sau những dãy mộ vô danh nằm ở phía xa nhất. Họ mải miết đi tìm những người đồng đội cũ và những câu trả lời còn dang dở cho hậu thế khi còn có thể.

Nằm lại Nghĩa trang Hàng Dương là gần 2.000 liệt sĩ, nhưng theo số liệu thống kê, hơn 20.000 tù nhân chính trị đã hy sinh tại Côn Đảo. “Những đồng đội còn lại đang ở đâu?”, câu hỏi luôn đau đáu của những cựu tù. Sau nhiều năm đi nhiều nơi, gặp nhiều nhân chứng để lục tìm những gì liên quan đến nhà tù Côn Đảo, đầu năm 2014, TS Sử học Bùi Văn Toản, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, cựu tù chính trị Trại 1-6B, nhà tù Côn Đảo, vui mừng khi tìm được một phần chứng cứ quan trọng có thể giúp tìm ra thêm nhiều liệt sĩ nữa.

Đó là 2 tấm bản đồ nhà tù Côn Đảo do Pháp đo vẽ năm 1943 đang nằm tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 2. Bản đồ ghi rõ vị trí lò hỏa táng (Four Crematoire), trường bắn (Champ de Tir), nghĩa trang (Cimetière)… Năm 2019, ông Toản bị bệnh. Trước lúc từ trần, ông giao lại toàn bộ tài liệu và tâm nguyện đi tìm sự thật cho Trung tướng Châu Văn Mẫn, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hai người từng là đồng đội, cũng từng là cựu tù ở Trại 1-6B. Với vị trí công tác của mình, ông Mẫn phù hợp để đi tìm lời giải hơn hết thảy.

Lò hỏa táng đã được tìm thấy

Lò hỏa táng đã được tìm thấy

Tháng 4 về, Trung tướng Châu Văn Mẫn ra ngay Côn Đảo để hội ngộ những cựu tù Côn Đảo từ TPHCM và những địa phương khác. Ông đã mời một số thành viên cùng đi tìm dấu tích xưa, gồm: Đại tá - nhà văn Đỗ Viết Nghiệm; Luật gia, nhà báo Trịnh Phi Long; và Thiếu úy Nguyễn Xuân Tùng, Công an huyện Côn Đảo. Bốn người bắt đầu hành trình tìm về ngay trên mảnh đất “địa ngục” ngày xưa. Đoàn rời Nghĩa trang Hàng Dương, từ đường Võ Thị Sáu rẽ phải vào Phan Chu Trinh chưa đầy một cây số, ông Mẫn quan sát kỹ 2 bên đường rồi bỗng nhiên khoát tay ra hiệu về phía hàng rào của một căn nhà ven đường: “Dừng xe! Chỗ này đây!”. Mọi người xuống xe, vòng ra phía sau nhà. Chỉ tay vào một ụ đất có dây leo, cây dại chằng chịt, ông Mẫn bồi hồi: “Đây là lò hỏa táng!”. Biết bao nhiêu ký ức đau thương lẫn hào hùng ùa về…

Trên đường về, Trung tướng Châu Văn Mẫn đưa cho mọi người một xấp tài liệu và nói: Qua nghiên cứu báo cáo của chính quyền Côn Đảo thời kỳ Pháp thuộc, trong giai đoạn năm 1941-1944, tại Côn Đảo có dịch kiết lỵ, thương hàn hoành hành. Có 2.387 tù nhân tử vong, việc thiêu xác là lựa chọn của nhà cầm quyền để ngăn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, đến nay chưa có tài liệu nào xác định bao nhiêu tù chính trị đã bị thiêu. Đây là địa điểm lịch sử ghi dấu những tù nhân Côn Đảo đã hòa mình vào đất.

Từ nhiều năm trước, đồng chí Trịnh Văn Lâu (bí danh Tư Cẩn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, Trưởng Ban Liên lạc tù chính trị Trại 1-6B), có văn bản gửi UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, kiến nghị xây dựng bia lịch sử và nhà tưởng niệm. Cũng chính những người giữ trên mình câu chuyện sử xưa ra sức sưu tầm tài liệu, hiện vật liên quan đến 3 điểm di tích gồm: Bãi xử bắn tù nhân, Nghĩa địa đầu tiên và Lò hỏa táng tù nhân. Họ chỉ với mong muốn một ngày nào đó di tích được xếp hạng để bảo tồn, giữ vẹn nguyên câu chuyện của quá khứ… Đó không chỉ là trách nhiệm của người lính đối với non sông, mà còn là tấm lòng, là lời hứa phải thực hiện của những người cộng sản kiên trung dành cho đồng đội, cho mai sau và cho chính bản thân mình. Bởi vì, họ chính là lịch sử!

Có thể bạn quan tâm

“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời.