Bảo tàng Phụ nữ tiếp nhận nhiều hiện vật quý do cá nhân trao tặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những tài liệu hình ảnh, hiện vật mà các cá nhân trao tặng sẽ làm dày dặn thêm kho tư liệu của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, phục vụ công tác nghiên cứu và quảng bá văn hóa, di sản.

 Đại sứ Nguyễn Phương Nga trao tặng những chiếc áo dài của mình cho Bảo tàng phụ nữ. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Đại sứ Nguyễn Phương Nga trao tặng những chiếc áo dài của mình cho Bảo tàng phụ nữ. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)



Nhiều hiện vật độc đáo đã được trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nhằm tiếp tục tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng và khơi dậy trách nhiệm gìn giữ và phát huy di sản văn hóa Việt Nam.

Đơn cử như bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế Việt Nam, những bức ảnh của nghệ sỹ nhiếp ảnh Đinh Quang Thành, cuốn nhật ký của giáo sư-bác sỹ Nguyễn Thị Phượng,… sẽ làm phong phú thêm nội dung trưng bày của Bảo tàng, góp phần giúp công chúng hiểu hơn về chân dung người phụ nữ Việt.

Bà Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, cho biết lễ tiếp nhận hình ảnh, tài liệu, hiện vật từ các cá nhân, tổ chức đã trở thành hoạt động thưởng niên của Bảo tàng mang tên “Ký ức và di sản”.

“Những gì diễn ra trong cuộc sống đời thường hôm nay sẽ trở thành di sản vào ngày mai. Chúng tôi rất vui khi nhận được sự hưởng ứng của chủ nhân các hiện vật để công chúng có thêm góc nhìn về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh, trong lịch sử và trong cuộc sống ngày nay,” bà Vân cho biết.

Bảo tàng đã nhận được hai chiếc áo dài sử dụng trong các hoạt động ngoại giao của Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và 20 bộ áo dài của 20 nhà thiết kế trong bộ sưu tập hơn 1.000 áo dài đã được giới thiệu tại buổi trình diễn “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám ngày 28/6/2020.

Tại buổi lễ, nhà thiết kế Ngọc Hân cho biết cô trao tặng chiếc áo dài “Nhã nhạc cung đình Huế” lấy cảm hứng từ bức tranh của họa sỹ Phạm Trinh (Huế). Họa sỹ cũng gửi tặng bức tranh cho Bảo tàng.

"Từ đầu năm 2019, tôi đã có dịp tìm hiểu sâu về Nhã nhạc cung đình Huế, một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận. Tôi đã sử dụng kỹ thuật in chuyển nhiệt giúp các nét vẽ của họa sỹ trở nên sống động hơn trên nền vải... Mong rằng bức tranh của họa sỹ Phạm Trinh và bộ áo dài của tôi sẽ góp phần giới thiệu nét đẹp văn hóa Việt đến với bạn bè quốc tế”, cô nói.

 

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Đinh Quang Thành trao tặng gần 400 bức ảnh đương đại. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Nghệ sỹ nhiếp ảnh Đinh Quang Thành trao tặng gần 400 bức ảnh đương đại. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)



Nhân dịp này, nghệ sỹ nhiếp ảnh Đinh Quang Thành, nguyên phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, đã trao tặng cho bảo tàng 358 bức ảnh khắc họa vẻ đẹp người phụ nữ trong lao động và trong cuộc sống trên khắp mọi miền đất nước.

Từng là phóng viên chiến trường, nghệ sỹ Đinh Quang Thành nổi tiếng với nhiều bức ảnh đề tài chiến tranh và không khí hân hoan của các tầng lớp nhân dân, phụ nữ trong ngày giải phóng. Những bức ảnh lịch sử quý giá đó đã được ông trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam năm 2015 nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mặc dù nay tuổi đã cao, nhưng người nghệ sỹ vẫn miệt mài sáng tác để ghi lại những bức hình về người phụ nữ trong thời bình, về cuộc sống đời thường của họ, vẻ đẹp quê hương đất nước Việt Nam...

Ông quyết định trao lại những bức ảnh đương đại của mình để Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam lưu giữ bởi ông tin rằng với cách làm việc chuyên nghiệp và sáng tạo, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam sẽ trân trọng, lưu giữ và phát huy được giá trị của những bức ảnh mang tâm huyết của mình.

Theo Minh Thu (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.