Bảo tàng Phụ nữ tiếp nhận nhiều hiện vật quý do cá nhân trao tặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những tài liệu hình ảnh, hiện vật mà các cá nhân trao tặng sẽ làm dày dặn thêm kho tư liệu của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, phục vụ công tác nghiên cứu và quảng bá văn hóa, di sản.

 Đại sứ Nguyễn Phương Nga trao tặng những chiếc áo dài của mình cho Bảo tàng phụ nữ. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Đại sứ Nguyễn Phương Nga trao tặng những chiếc áo dài của mình cho Bảo tàng phụ nữ. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)



Nhiều hiện vật độc đáo đã được trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nhằm tiếp tục tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng và khơi dậy trách nhiệm gìn giữ và phát huy di sản văn hóa Việt Nam.

Đơn cử như bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế Việt Nam, những bức ảnh của nghệ sỹ nhiếp ảnh Đinh Quang Thành, cuốn nhật ký của giáo sư-bác sỹ Nguyễn Thị Phượng,… sẽ làm phong phú thêm nội dung trưng bày của Bảo tàng, góp phần giúp công chúng hiểu hơn về chân dung người phụ nữ Việt.

Bà Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, cho biết lễ tiếp nhận hình ảnh, tài liệu, hiện vật từ các cá nhân, tổ chức đã trở thành hoạt động thưởng niên của Bảo tàng mang tên “Ký ức và di sản”.

“Những gì diễn ra trong cuộc sống đời thường hôm nay sẽ trở thành di sản vào ngày mai. Chúng tôi rất vui khi nhận được sự hưởng ứng của chủ nhân các hiện vật để công chúng có thêm góc nhìn về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh, trong lịch sử và trong cuộc sống ngày nay,” bà Vân cho biết.

Bảo tàng đã nhận được hai chiếc áo dài sử dụng trong các hoạt động ngoại giao của Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và 20 bộ áo dài của 20 nhà thiết kế trong bộ sưu tập hơn 1.000 áo dài đã được giới thiệu tại buổi trình diễn “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám ngày 28/6/2020.

Tại buổi lễ, nhà thiết kế Ngọc Hân cho biết cô trao tặng chiếc áo dài “Nhã nhạc cung đình Huế” lấy cảm hứng từ bức tranh của họa sỹ Phạm Trinh (Huế). Họa sỹ cũng gửi tặng bức tranh cho Bảo tàng.

"Từ đầu năm 2019, tôi đã có dịp tìm hiểu sâu về Nhã nhạc cung đình Huế, một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận. Tôi đã sử dụng kỹ thuật in chuyển nhiệt giúp các nét vẽ của họa sỹ trở nên sống động hơn trên nền vải... Mong rằng bức tranh của họa sỹ Phạm Trinh và bộ áo dài của tôi sẽ góp phần giới thiệu nét đẹp văn hóa Việt đến với bạn bè quốc tế”, cô nói.

 

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Đinh Quang Thành trao tặng gần 400 bức ảnh đương đại. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Nghệ sỹ nhiếp ảnh Đinh Quang Thành trao tặng gần 400 bức ảnh đương đại. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)



Nhân dịp này, nghệ sỹ nhiếp ảnh Đinh Quang Thành, nguyên phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, đã trao tặng cho bảo tàng 358 bức ảnh khắc họa vẻ đẹp người phụ nữ trong lao động và trong cuộc sống trên khắp mọi miền đất nước.

Từng là phóng viên chiến trường, nghệ sỹ Đinh Quang Thành nổi tiếng với nhiều bức ảnh đề tài chiến tranh và không khí hân hoan của các tầng lớp nhân dân, phụ nữ trong ngày giải phóng. Những bức ảnh lịch sử quý giá đó đã được ông trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam năm 2015 nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mặc dù nay tuổi đã cao, nhưng người nghệ sỹ vẫn miệt mài sáng tác để ghi lại những bức hình về người phụ nữ trong thời bình, về cuộc sống đời thường của họ, vẻ đẹp quê hương đất nước Việt Nam...

Ông quyết định trao lại những bức ảnh đương đại của mình để Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam lưu giữ bởi ông tin rằng với cách làm việc chuyên nghiệp và sáng tạo, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam sẽ trân trọng, lưu giữ và phát huy được giá trị của những bức ảnh mang tâm huyết của mình.

Theo Minh Thu (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.