Bảo tồn văn hóa cồng chiêng trong môi trường hiện nay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên chứa đựng những giá trị văn hóa, xã hội, lịch sử sâu sắc. Trước nhất, với tư cách là một nghệ thuật diễn xướng, cồng chiêng đã đạt tới kỹ thuật điêu luyện trong việc chỉnh âm, tạo ra âm sắc, điệu thức phù hợp với bản sắc, sắc thái âm thanh từng dân tộc; trong việc tổ chức các dàn chiêng, với quy định giới tính, thứ bậc (chiêng đực, chiêng cái, chiêng bố, chiêng mẹ, chiêng con), tư thế diễn tấu, các kỹ xảo dùng tay đấm, dùng dùi, kỹ thuật tạo ra các âm trì tục, kỹ thuật hòa âm theo bài chiêng cơ bản… Điều đó chứng tỏ các dân tộc Tây Nguyên đạt tới kỹ thuật và trình độ thẩm âm cao.

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Vượt ra ngoài lĩnh vực âm nhạc học, văn hóa cồng chiêng ẩn chứa các giá trị văn hóa, nhân văn sâu sắc. Đó là tiếng nói, là ngôn ngữ tâm linh, giúp con người hòa đồng với thiên nhiên, với thần linh, hòa đồng và thắt chặt quan hệ cộng đồng giữa con người và con người. Cồng chiêng là người bạn thân thiết của con người ở mọi lúc, mọi nơi, từ khi cất tiếng chào đời, đặt tên, khi trưởng thành, lúc lập gia thất, khi có tuổi và lúc trở về với đất. Cồng chiêng cất tiếng trầm hùng trong ngôi nhà thân thương, khi ngoài rẫy, giữa rừng thiêng, trong lễ ăn trâu trước nhà rông… Nó thực sự là người bạn tâm tình của mỗi con người.

Ngày nay, khi Tây Nguyên bước vào xã hội hiện đại, con người cũng như cồng chiêng “ngơ ngác” giữa ngã ba đường, quen quen, lạ lạ, nửa muốn kéo giữ, nửa như chối từ, khiến cồng chiêng bị rẻ rúng, có khi bị những kẻ vô tâm biến thành đồng nát, đem bán như thứ bỏ đi. Cồng chiêng bị “chảy máu” như đã nhiều người cảnh báo. Tỉnh Gia Lai năm 1999 có 5.117 bộ cồng chiêng, thì tới năm 2002 chỉ còn chưa tới 3.000 bộ, tỉnh Đak Lak từ năm 1982 đến 1992 mất đi 850 bộ… Bên cạnh việc mất dần các bộ cồng chiêng, còn là sự thưa thớt tiếng chiêng trong nghi lễ, trong sinh hoạt cộng đồng, khiến con người không chỉ bơ vơ trước thiên nhiên, thánh thần, mà cả ngay giữa cộng đồng.

Trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng hiện tại của Tây Nguyên, theo tôi, có hai hướng chủ yếu. Thứ nhất, đây là hướng chủ yếu, chúng ta bảo tồn các giá trị và sắc thái văn hóa truyền thống của văn hóa cồng chiêng trong môi trường xã hội hiện nay. Trong sự bảo tồn và phát huy này sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa các giá trị truyền thống và môi trường xã hội đã có sự thay đổi nhiều. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, môi trường xã hội hiện đại không chỉ cản trở việc bảo tồn văn hóa cồng chiêng, mà lại có khía cạnh thúc đẩy việc bảo tồn nó, một khi chúng ta nhận thức và khai thác khía cạnh ấy.

Chúng ta cũng thử suy nghĩ theo chiều hướng, trong đời sống xã hội hội nhập ngày nay, cồng chiêng không chỉ cất lên âm thanh mang bản sắc của các dân tộc Tây Nguyên, mà còn có khả năng âm thanh của nó hòa chung vào với âm thanh của các dân tộc khác, “nói” ngôn ngữ của các dân tộc khác, không chỉ nói ngôn ngữ truyền thống của mình mà còn nói được ngôn ngữ của đời sống hiện đại nữa. Làm được điều đó thì cồng chiêng có thêm sức mạnh vượt qua không gian của Tây Nguyên.

Với sự nỗ lực chung của cả nước, của các nhà khoa học, sự công nhận và tôn vinh của cộng đồng quốc tế đối với di sản phi vật thể truyền khẩu cồng chiêng Tây Nguyên, chúng ta cần nhận thức sâu sắc giá trị nhiều mặt của cồng chiêng, nâng cao lòng tự hào với di sản quý báu này và quan trọng hơn là tìm mọi cách làm sống dậy, làm phong phú hơn giá trị của cồng chiêng, phát huy nó trong đời sống hiện đại để phục vụ cho đời sống văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc Tây Nguyên cũng như các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
GS. TS Ngô Đức Thịnh

Có thể bạn quan tâm

Trái bóng tuổi thơ

Trái bóng tuổi thơ

(GLO)- Không hiểu sao lũ con trai quê tôi đều mê trái bóng. Cũng lạ, cái thời đất nước khó khăn, truyền thông vắng bóng, lũ nhỏ đâu biết gì nhiều về môn “thể thao vua”, ấy vậy mà trái bóng tròn luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ.
Chơi cùng chiếc bóng

Chơi cùng chiếc bóng

Lần nào lục kho ảnh cũ tôi cũng khựng lại trước hai tấm hình. Một cảm giác vừa thân thương vừa bùi ngùi xót xa. Đó là bức ảnh chụp con gái đầu của tôi đang chơi đùa với chiếc bóng của mình qua vệt nắng hắt từ ô cửa sổ phòng trọ.
Lời ngỏ cùng trăng

Lời ngỏ cùng trăng

(GLO)- Sau bao ngày nắng gắt, cơn mưa chiều buông xuống xóa tan mọi nóng bức, oi ả. Không khí trở nên trong lành, dịu mát như tiết thu. Phủ lên màn đêm tĩnh mịch, dìu dịu là ánh trăng bàng bạc, mong manh, loang vào đêm thẫm.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.
Bàn tay của bố

Bàn tay của bố

(GLO)- Mặc dù tôi không thích ca hát nhưng vẫn nhớ như in những câu trong bài “Bàn tay mẹ” (nhạc: Bùi Đình Thảo, thơ: Phạm Hữu Yên) mà cô giáo đã dạy: “Bàn tay mẹ bế chúng con/Bàn tay mẹ chăm chúng con”.

Ngày hội trường

Ngày hội trường

(GLO)- Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày tôi chia tay mái trường thân yêu. Có rất nhiều thứ đã thay đổi nhưng tình yêu mà tôi dành cho bạn bè, thầy cô vẫn còn mãi. Để rồi hôm nay, nghe tiếng chuông điện thoại reo nhắc nhau về kế hoạch ngày hội trường, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến, náo nức mong đợi.

Mưa trên mái lá

Mưa trên mái lá

Mấy trận mưa đầu mùa sấm chớp đì đùng, rồi đến những ngày mưa dầm mưa dề, tía má bắt đầu tính chuyện cấy hái. Nhà nông sống với ruộng vườn, mùa mưa bắt đầu đủ thứ công chuyện trong nhà, ngoài đồng, từ đám mạ non đến ngày lúa chín vàng đồng là bao nhiêu ngày đủ mưa đủ nắng, đủ công người chăm chút.
Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

(GLO)- Người thì gọi ông là “sói phóng sự”, người phong “vua phóng sự”, đều để nói ông là một nhà báo tầm cỡ của làng báo Việt. Từng là nhà báo trực tiếp viết báo, là Tổng Biên tập Tạp chí Nghề báo, là thầy dạy báo chí cho mấy trường đại học... nhưng khi về hưu, ông lại chăm chỉ làm thơ và vẽ.

Ngôi nhà trên đồi cao

Ngôi nhà trên đồi cao

(GLO)- Ngày bé, tôi sống cùng bố trong một căn nhà gỗ nằm trên đồi cao ở gần khu rừng Đak Krong, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Khi đó, bố tôi là nhân viên lâm nghiệp. Chỉ khi đến Tết, bố mới về với gia đình. Vì vậy, cứ vào dịp nghỉ hè là tôi lại được vào thăm bố và ở trong ngôi nhà đó cho hết mùa hè.

Bên ghè rượu cần

Lòng hiếu khách của người Tây Nguyên xưa

(GLO)- Làng của người Tây Nguyên xưa thường quần cư, cố kết theo từng lãnh địa khu biệt và ở thế cô lập, khép kín. Khoảng cách giữa làng này và làng kia khá xa, có khi cách nhau hàng chục cây số. Thế nhưng, với lòng hiếu khách, giữa các làng luôn có sự thân thiết, giao hảo.