Pleiku sử dụng, quản lý biên chế giáo viên hợp lý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 8-4, đoàn công tác do ông Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát về công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng biên chế viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo tại TP. Pleiku.

 Quang cảnh buổi giám sát. Ảnh: Hà Phương
Quang cảnh buổi giám sát. Ảnh: Hà Phương

Theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Pleiku, toàn thành phố hiện có 82 đơn vị trường học (66 trường công lập, 16 trường tư thục), có 1.652 lớp với 58.593 học sinh. Cụ thể, bậc mầm non có 36 trường, 516 nhóm lớp, 13.849 học sinh; bậc tiểu học 27 trường, 732 lớp, 27.084 học sinh; bậc THCS 19 trường, 404 lớp, 17.660 học sinh.

Tổng số biên chế giao năm học 2021-2022 là 2.288 chỉ tiêu (2.224 biên chế; 64 hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ) trong đó: bậc THCS có 39 cán bộ quản lý, 718 giáo viên, 87 nhân viên; bậc tiểu học có 69 cán bộ quản lý, 887 giáo viên, 99 nhân viên; bậc mầm non có 50 cán bộ quản lý, 294 giáo viên, 45 nhân viên.

Trong năm học 2021-2022, TP. Pleiku đã tiếp nhận, bố trí 28 viên chức giáo viên từ nơi khác về; cho chuyển công tác đi tỉnh khác 1 người; giải quyết cho 42 viên chức nghỉ hưu đúng độ tuổi; điều động nội bộ giữa các trường thuộc phạm vi quản lý của UBND TP. Pleiku là 40 giáo viên. Đồng thời, tăng cường nội bộ giáo viên giữa các trường tiểu học, THCS là 36 người với 266 tiết để tiết kiệm số biên chế và giảm số môn thừa-thiếu giữa các đơn vị trường học.

 Ông Nguyễn Đình Thức-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Pleiku giải trình một số ý kiến của các đại biểu. Ảnh: Hà Phương
Ông Nguyễn Đình Thức-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Pleiku giải trình một số vấn đề đại biểu nêu tại buổi giám sát. Ảnh: Hà Phương


Tại buổi giám sát, các đại biểu đã thảo luận một số vấn đề như: Công tác kiểm tra, quản lý biên chế viên chức, đảm bảo nhân viên y tế tại các đơn vị trường học; tỷ lệ giáo viên trên lớp có nơi cao, nơi thấp; giáo viên chưa đạt chuẩn theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP của Chính phủ; phân bổ biên chế giữa các trường; dồn lớp, dồn trường tại các điểm trường; giải quyết vấn đề thừa-thiếu giáo viên cục bộ…

Qua giám sát cho thấy, công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý biên chế ngành Giáo dục và Đào tạo được UBND TP. Pleiku quan tâm chỉ đạo và thực hiện đúng quy định của pháp luật; kịp thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tích cực rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp, điểm trường hiện có theo hướng sáp nhập các trường có quy mô nhỏ, giảm các điểm trường phân tán, tinh giản giáo viên không đáp ứng trình độ chuyên môn, sức khỏe yếu, cán bộ quản lý dôi dư; tiếp nhận, điều động viên chức được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo khách quan, công bằng.

Kết luận buổi giám sát, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Huỳnh Thế Mạnh đánh giá: Việc điều động, luân chuyển, bố trí, sắp xếp giáo viên tại TP. Pleiku khá chặt chẽ, phân bổ biên chế cho các đơn vị trường học khá sát, giải quyết chế độ vượt giờ, tăng giờ hợp lý. Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh đề nghị thành phố cần chú trọng rà soát các điểm trường, đặc biệt là bậc tiểu học; duy trì sĩ số học sinh trên lớp; thực hiện xã hội hóa vùng thuận lợi, nhất là trường mầm non; ưu tiên biên chế cho giáo viên; bậc tiểu học ưu tiên cho giáo viên văn hóa; khắc phục vấn đề thừa-thiếu giáo viên cục bộ. Đối với những đề xuất, kiến nghị của thành phố, đoàn sẽ tổng hợp và trình HĐND tỉnh xem xét, giải quyết.

 

HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.