Pleiku lạ lắm!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- 1. Có khi nào với chính mình hoặc với ai đó, bạn khẳng định rằng bản thân đã hiểu và thạo về Pleiku? Một đô thị trẻ, diện tích không lớn, mật độ dân cư thưa; lịch sử hình thành và phát triển chưa lâu…

Và, rất có thể bạn được sinh ra, lớn lên ở Pleiku, có thời gian sống, làm việc tại Pleiku khá dài thì khẳng định như trên là điều dễ hiểu. Nhưng, Pleiku lạ lắm! Cả trong không gian địa lý, lịch sử-văn hóa và con người nơi đây.

Đơn vị hành chính phường nội đô có làng; ngoài phường có xã, trong xã có buôn làng. Cư dân ở xã chủ yếu sống bằng nghề nông, chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng cây công nghiệp, lúa nước, lúa rẫy. Bạn sẽ gặp lại con người nhà quê tưởng đã chìm khuất, trải nghiệm tâm hồn người dân quê nơi miền quê cùng hoạt cảnh quen thuộc diễn ra từ tinh mơ đến hoàng hôn bập bùng ánh lửa. Cánh đồng lúa dưới thung, vườn cà phê, hồ tiêu nghiêng theo đồi bát úp sắc màu thay áo, tưởng chừng thân quen mà mới lạ, bởi chính tâm hồn bạn luôn có sự thay đổi.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Pleiku lạ lắm! Lô nhô ẩn dụ vài tòa nhà cao cao, mấy con phố nghiêng nghiêng uốn lượn. Phố có Biển Hồ nước ngọt quanh năm trong xanh, núi thẳm viền quanh không hút quá tầm mắt. Biển Hồ gắn với bao nhiêu là huyền tích nên vẫn mang nét đẹp tự nhiên, tôn tạo mà không phá cách. Đến với Biển Hồ là bạn đến với huyền thoại về một tên làng tự ngàn xưa vọng lại, đến với ngút ngàn thông vi vút gió, lãng đãng sương, nhấp nhô bóng nắng, đến với những cần thủ mang dáng vẻ Lã Vọng, với thú tiêu dao cùng trời-mây-nước mặc ngoài kia phố xá ồn ào xe cộ.

Phố có núi Hàm Rồng không cao làm lá chắn từ cửa ngõ. Trên đỉnh núi, viền quanh núi thường có mây chùng, mây tỏa, mây buông dù ngày mưa hay nắng.

2. Pleiku chỉ 2 mùa mưa nắng cùng nhau. Nắng đi cùng với gió, hào phóng nắng, thênh thang gió. Hội hè sinh ra từ nắng gió. Vòng đời người lúc được sinh ra đến khi nằm xuống, còn dài hơn thế với bao nhiêu là lễ. Dịp lễ hội, nhịp chiêng ngân va vách núi, dài dọc không gian; vòng xoang mở rộng, bước chân rộn ràng trong nắng gió, quanh ánh lửa bập bùng đêm thâu, bao trùm lên buôn làng một không gian linh thánh, nhiệm màu.

Mưa. Lênh láng mưa, dầm dề mưa, ầm ào mưa. Nhưng dù mưa hay nắng vẫn nồng nàn, bao dung trong niềm hoan lạc lẫn ưu phiền, trắc trở và thong dong.

Như mưa đầu mùa, thỏa niềm mong đợi, tắm gội không gian, rửa trôi bụi bặm, thỏa khát muôn vật, cỏ cây khiến cho ta có cảm nhận đắm say và hoài niệm, dâng hiến và trách nhiệm. Và dù mưa dầm dề vẫn có ngày nắng đẹp rạng rỡ, tinh khôi như thể để sưởi ấm, để hong khô tất cả mọi thứ mà những ngày mưa mang đến. Sau mưa dầm dề có lúc đất trời nghi ngút sương giăng khói tỏa.

Mưa nắng thế đấy, thuộc về Tây Nguyên. Để rồi cho ai kia “chưa xa đã nhớ” giữa thực và mơ, ta thán và nuối tiếc, thích thú và ngậm ngùi.

3. Thêm đôi điều về ẩm thực Pleiku. Thức món “truyền thống” con cá dưới ao, con gà leo cây, thịt con heo đen thả rông, mớ rau tươi thu hái từ vườn nhà được bày bán nơi chợ làng, chợ xổm hay rong ruổi phố phường bởi những người phụ nữ tấm áo mặn mồ hôi, nước da hươm màu nắng gió, ánh mắt hiền khô trao lời chào mời chân chất.

Cư dân ở Pleiku đến từ khắp miền, điều kiện kinh tế phát triển, kéo theo sự “bung nở” hàng quán. Người quê gốc vùng miền nào thì thể hiện hàng quán của vùng miền ấy nên mới có bún bò Huế, phở Hà Nội, bún chả Hà Nội, bún cá Thái Bình, phở gia truyền Nam Định, bún chả cá Quy Nhơn, cháo lòng bánh hỏi Tam Quan, bánh xèo tôm đất Bình Định, mì Quảng... Tất nhiên, nâng lên tầm đặc sản, đầu bếp phải “chỉnh đốn”, cho phù hợp với số đông mà không mất đi nét riêng, cả chất lượng và thẩm mỹ. Thực khách đến đây không còn bó hẹp theo nghĩa “đồng hương” ăn món quê để tìm lại hương vị quê nhà đã xa lắm, chỉ còn đọng lại chút dư hương trong ký ức, mà còn thưởng thức món lạ ngon từ vùng miền khác để cảm nhận nét tinh tế, sắc thái riêng văn hóa ẩm thực mỗi vùng miền.

Bạn đã hiểu và thạo về Pleiku chưa?

Có thể bạn quan tâm

Quanh co ghềnh thác

Quanh co ghềnh thác

(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.
Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?
Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.
Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Phố hoa

Phố hoa

(GLO)- Pleiku những ngày chớm hạ đủ sắc hoa rực rỡ, từ hoa dầu, hoa giấy đến bằng lăng, muồng hoàng yến, điệp vàng, phượng tím...
Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

(GLO)- Đôi khi, lòng hay tự hỏi: hoàng hôn dành cho ai, cho người trẻ hay tuổi già? Có phải, hoàng hôn ẩn dụ cho những gì đang gói ghém đi về miền xa cuối? Nó bầu bạn với cô đơn và gợi nhắc cái lụi tàn.
Rau dớn

Rau dớn

(GLO)- Khi đi ngang qua hàng rau trong chợ, tôi đã dừng chân thật lâu trước những bó rau dớn xanh mướt, non mởn của bà con Jrai đem bán. Lâu lắm rồi, tôi mới thấy món rau dân dã này. Bao kỷ niệm chợt ùa về trong tôi. Không trả giá, tôi nhanh chóng mua ngay vài bó mang về.

Mùa gặt

Mùa gặt

(GLO)- Nhắc đến Gia Lai, nhiều người sẽ nghĩ đến những dãy núi cao trùng điệp, những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát, những rẫy cà phê, cao su ngút ngàn trên đất đỏ bazan trù phú.
Ly cà phê tím

Ly cà phê tím

Sông Túy Loan tím ngát. Những vệt ráng mây in bóng tím. Dãy núi xa xa in bóng tím. Đó là khi hoàng hôn, khi trời nước hoàng hôn, khi lòng người hoàng hôn! Nước nhuốm màu tâm trạng gã “trai Quảng” đã cũ, đã đi qua quãng đời gập ghềnh, sóng gió, nay về soi mặt vào sông quê.
Khoảng lặng bình yên

Khoảng lặng bình yên

(GLO)- Hàng ngày, cửa sổ phòng tôi vẫn mở về phía núi. Lâu nay, tôi vẫn nghĩ, chỉ cần phóng tầm mắt ra xa, nhấp một ngụm trà là đã có thể tự hào với bạn bè rằng mình thuộc về núi rừng và phố núi luôn là “background” phía sau cuộc đời mình.
Mùa trâm chín

Mùa trâm chín

(GLO)- Thấy cô bạn chia sẻ hình ảnh những quả trâm chín đựng trong chiếc nón lá với dòng status “Tuổi thơ dữ dội”, lòng tôi trào dâng bao hoài niệm. Những quả trâm chín tím mọng kia chính là một phần của tuổi thơ tôi.
Những cái nắm tay

Những cái nắm tay

(GLO)- “Gặp nhau tay bắt mặt mừng” từ lâu đã thành câu cửa miệng khi nói về giao tiếp và ứng xử trong giao tiếp. Điều này thể hiện sự bặt thiệp của đôi bên.