Mùa vàng dưới thung

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Cũng là một trong những vùng đất của Tây Nguyên nhưng khu vực dưới chân đèo Chư Sê (tỉnh Gia Lai) không gắn với những con đường đất đỏ, rừng cao su bạt ngàn hay bạt ngàn vườn cà phê trĩu quả mà nơi đây hưởng phù sa của dòng sông Ba bồi đắp ngàn đời thành vùng đồng bằng trù phú. Đất Phú Thiện, Ayun Pa là nơi lúa bén rễ, sinh sôi và thủy chung từ thuở nào.

Ngồi bên nếp nhà thơm mùi gió mới mà ngắm, lại thấy nắng như rót mật vào không gian, dịu êm và đọng lại dư vị ngọt ngào của mảnh đất trù phú này. Đứng trên đỉnh đèo phóng tầm mắt ra xa mới thấy cả vùng như một chiếc lòng chảo ngập đầy sắc vàng, sắc lúa.

Có anh thanh niên trên chiếc xe phân khối lớn từ xa “phượt” tới nơi đây, lòng thích thú khi chạy xe dọc theo quốc lộ mà ngỡ như mình được đi giữa biển vàng thoang thoảng hương đưa. Một khung cảnh mà nơi phố xá đông đúc khó mà có được. Muôn hạt lúa chắc mẩy, trĩu bông, cúi đầu như cái móc câu. Bông sát bông, hàng nối hàng, thửa liền thửa. Từ trên cao chỉ thấy một thảm óng vàng trong nắng. Mùa vàng, những nụ cười của người nông dân cũng giòn tan trong nắng.

Minh họa:Huyền Trang

Minh họa:Huyền Trang

Từ ngoài đồng, lúa về sân phơi. Sân không đủ chỗ, lúa tràn ra đường. Trong thoáng chốc, mọi lối đi về hóa thành đường vàng lộng lẫy dưới nắng. Người dân “trực chiến” cả ngày để trở cho lúa khô đều, dồn lại vào bao khi nắng tắt. Ngày nắng, bà con cùng ngồi dưới gốc cây uống nước, hàn huyên; đêm lại nằm tạm trên chiếc võng hay chiếc lều dựng tạm mà canh lúa. Nhưng nếu muốn mãn nhãn với cảnh phơi lúa thì phải ra phi trường cũ ở thị xã Ayun Pa. Một khoảng đất bằng phẳng mênh mông, khi xưa là sân bay quân sự Cheo Reo, từng là căn cứ không quân quan trọng của quân đội Mỹ ở Tây Nguyên. Một thời chỉ có máy bay, lính tráng, súng ống mà nay lúa vàng óng sân. Một thời chỉ có tiếng rít gầm chết chóc mà nay rộn rã tiếng cười được mùa. Tiếng cào đảo lúa, tiếng quét sàn sạt, tiếng giũ bao sột soạt, tiếng xe nhộn nhịp vào ra…

Nâng hạt lúa óng ả trên tay mà nghe lúa kể, người nông dân nơi đây nhiều ruộng và lắm lúa. Lúa không phải trồng chỉ để ăn mà còn để bán, thậm chí là bán rất nhiều. Vào mùa, sự nhộn nhịp không chỉ trên đồng hay trên sân phơi, mà suốt những cung đường cũng bạch bạch tiếng xe công nông suốt ngày đêm. Là xe chở lúa, từ ruộng về nhà hay từ sân phơi theo thương lái đi xa. Theo xe về trong các buôn làng, bà con nông dân hồ hởi cùng nhau khiêng lúa lên nhà sàn. Nghiêng nghiêng ghè rượu cần, nghiêng nghiêng điệu xoang, thần linh như cùng về hội tụ bên bếp lửa cùng người dân tay trong tay ăn mừng lúa mới. Tiếng cồng tiếng chiêng rộn rã khắp đại ngàn hòa cùng dòng sông Ba huyền thoại, mãi đến trăng tàn vẫn còn vọng vang.

Về dưới thung sâu mà nghe lúa thì thầm về những gian khó, đắng cay mà người nông dân phải âm thầm chịu đựng. Có nụ cười được mùa và cũng có những giọt mồ hôi vất vả, cả những giọt nước mắt xót xa. Ấy là những mùa lũ lụt nước trắng đồng. Ấy là mùa mưa bão, bông lúa đã cúi đầu mà vẫn đổ rạt lên nhau. Ấy là khi lúa đã về sân mà ông trời đỏng đảnh, thoắt nắng thoắt mưa, dù có ngồi canh nhưng có khi vẫn chạy không kịp cơn mưa bất chợt. Ánh mắt xót xa khi đứng nhìn lúa trôi theo dòng nước. Thật không dễ dàng gì!

Nhưng trên hết, dù mảnh đất dưới thung này được xem là chảo lửa khắc nghiệt thì lúa trên những cánh đồng vẫn hát vi vu. Bài hát tự hào về một quê hương được mệnh danh là vựa lúa Gia Lai. Hạt cơm trắng thơm trong bữa ăn của một gia đình hãnh diện khi nghe người trong nhà giới thiệu: gạo Phú Thiện, gạo Ayun Pa đấy...

Có thể bạn quan tâm

Thân Thương loài hoa của núi - Dã quỳ

Thân thương loài hoa của núi

(GLO)- Khi những cơn mưa cuối mùa khép lại báo hiệu mùa khô Tây Nguyên đã đến, những dải hoa dã quỳ (còn có tên cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại,…) bắt đầu vươn mình khoe sắc. Những đóa hoa dã quỳ nhỏ bé, tràn đầy năng lượng và sức sống, tạo nên những dải sóng đồi vàng rực, mê hoặc lòng người.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nhớ mùa cà phê

(GLO)- Lâu lắm rồi, tôi mới có 1 ngày nghỉ rớt vào giữa tuần. Vui vẻ tận hưởng ngày nghỉ đột xuất cũng là một cách để hưởng thụ cuộc sống. Tôi lấy điện thoại ra gọi bạn. Sau một hồi chuông dài, tôi nghe tiếng bạn giữa vô số thanh âm ồn ào. Bạn nói đang bận hái cà phê.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn quê giữa phố

(GLO)- Chẳng biết chủ vườn là ai nhưng tự nhiên lại thấy mến khi họ đã mang chút hương đồng gió nội vào chốn phố xá chật chội. Vườn có rau cải ngồng, diếp cá, rau lang, chuối xanh... Bao nhiêu món rau quê cứ thế bày biện.

Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Khúc ca trên đồi

(GLO)- Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Ký ức rạ rơm

Ký ức rạ rơm

Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.

Áo bà ba

Áo bà ba

(GLO)- Đang mua hàng thì bỗng nhiên tôi cảm thấy có người phía sau nhìn mình. Tôi quay đầu lại và bất giác mỉm cười chào chị.

Gửi lại trên đồi

Gửi lại trên đồi

(GLO)- Đôi khi, một chuyến đi xa chỉ chừng mấy mươi cây số cũng đủ khiến chúng ta bước ra khỏi cái vòng quẩn quanh thường nhật, thu lấy một ít năng lượng mới trước khi mình bị “mòn” đi bởi những trật tự cũ càng.

Chênh chao mùa về

Chênh chao mùa về

(GLO)- Những ngày này, mưa dường như đã ngừng rơi. Khoảng mênh mông bao la chờn vờn mây trắng bỗng trở thành phông nền cho bức tranh thiên nhiên vời vợi nắng. Gió cũng đã thao thiết trở mùa.

Chiếc áo ấm cũ

Chiếc áo ấm cũ

Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.

Về trong tiếng gió

Về trong tiếng gió

(GLO)- Nhiều khi, tôi thấy gió thổi trống không phía sau lưng mình. Thời gian vừa thoáng như chồi biếc đã thấy lá vàng, chẳng để lại gì nhiều nhưng đủ gợi những vời vợi nhớ thương trong cuộc đời.

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoài niệm thư tay

(GLO)- Khi ngồi bên hiên nhà cùng cơn mưa cuối mùa, tôi lại nhớ về những người bạn thân từ thuở nhỏ. Đã mấy lần cầm điện thoại, định gọi hoặc nhắn tin trong nhóm, nhưng rồi lại thôi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.