Pleiku: Học sinh mầm non, tiểu học phấn khởi trở lại trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 12-4, hầu hết cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ở TP. Pleiku đã mở cửa đón học sinh trở lại sau khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát. Không chỉ đảm bảo an toàn phòng-chống dịch, các trường còn chú trọng củng cố kiến thức nhằm giúp học sinh hoàn thành tốt chương trình năm học.
 

Sáng 12-4, cán bộ và giáo viên Trường Trường Tiểu học Cù Chính Lan (phường Hội Thương) rất phấn khởi khi được đón học sinh trở lại trường học tập trực tiếp. Nhiều phụ huynh cũng đã có mặt tại cổng trường từ khá sớm, cẩn thận kiểm tra lại sách vở, bình nước cho con trước khi vào lớp. Các em học sinh không giấu được niềm vui khi được gặp lại thầy cô, bạn bè sau thời gian dài tạm dừng đến trường. Em Lê Lê Như Ý (lớp 5/3) hào hứng nói: “5 giờ sáng, em đã dậy để chuẩn bị sách vở, mặc quần áo tinh tươm và chờ mẹ chở đến lớp. Em mong sao dịch Covid-19 sớm qua đi để chúng em được tới trường học tập, vui chơi”.

p kết hợp với trực tuyến. Ảnh: Mộc Trà. 3- Các cơ sở mầm non trên địa bàn TP. Pleiku cũng phấn khởi đón trẻ đến trường và đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19. Ảnh: Mộc Trà
Các cơ sở mầm non trên địa bàn TP. Pleiku cũng phấn khởi đón trẻ đến trường và đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19. Ảnh: Mộc Trà


Nhằm đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19, nhà trường đã bố trí giờ vào-ra giữa các khối lớp lệch nhau 10 phút; phân luồng học sinh theo 2 cổng chính-phụ; bố trí máy đo thân nhiệt và sát khuẩn tay tự động tại mỗi cổng; đồng thời cắt cử giáo viên, nhân viên trực tiếp đón và hướng dẫn học sinh tuân thủ quy định 5K khi vào trường. Chào cờ và các hoạt động giáo dục đều chỉ tổ chức trong phạm vi từng lớp học. Trước đó, công tác vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp học; chuẩn bị trang-thiết bị y tế... cũng được nhà trường thực hiện đầy đủ, đảm bảo theo quy định.

Cô Phan Thị Hợp-Hiệu trưởng nhà trường-thông tin: Năm học 2021-2022, toàn trường có 798 học sinh với 22 lớp; trong đó có 6 lớp bán trú với 230 em. Hiện nhà trường chưa tổ chức học bán trú và giảm 1 buổi học/tuần đối với khối lớp 1 và 2. Nếu tình hình ổn định, nhà trường sẽ thực hiện bình thường trở lại vào tuần tiếp theo. “Trong ngày đầu tiên trở lại trường học tập trực tiếp, sĩ số các lớp khá đảm bảo; học sinh vắng chủ yếu thuộc diện F0, F1 và do đau ốm. Để đảm bảo quyền lợi của tất cả học sinh, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo giáo viên tiếp tục ôn tập, dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến. Cùng với đó, bám sát các văn bản chỉ đạo của ngành để điều chỉnh chương trình, kế hoạch giảng dạy và soạn giảng theo đúng hướng dẫn và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường”-cô Hợp cho hay.

Năm học 2021-2022 đã gần khép lại, thế nhưng đến nay, bậc mầm non trên địa bàn TP. Pleiku chỉ mới trải qua 1 tuần học trực tiếp. Vì thế, trong lần mở cửa trở lại này, tất cả cơ sở giáo dục mầm non đều chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết nhằm hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong nhà trường; đồng thời đề ra các giải pháp giúp trẻ nhanh chóng bắt nhịp và hòa nhập với môi trường lớp học. Điều này khiến nhiều phụ huynh an tâm hơn khi cho con đi học. Anh Nguyễn Văn Dương (tổ 9, phường Ia Kring) chia sẻ: “Con tôi đang theo học lớp lá tại Trường Mầm non Hoa Hồng. Công tác đảm bảo phòng-chống dịch của nhà trường khá tốt, trường lớp sạch đẹp và khang trang nên tôi phần nào bớt lo lắng”.

Giáo viên Trường Mầm non Hoa Hồng (phường Hội Thương) dạy trẻ rửa tay đúng cách để phòng-chống dịch Covid-19. Ảnh: Mộc Trà
Giáo viên Trường Mầm non Hoa Hồng (phường Hội Thương) dạy trẻ rửa tay đúng cách để phòng-chống dịch Covid-19. Ảnh: Mộc Trà


Cô Trần Thị Thủy-Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Hồng-cho biết: Tỷ lệ trẻ đến lớp trong ngày 12-4 đạt trên 50%. Là bậc học đặc thù nên công tác khử khuẩn, vệ sinh trường lớp, đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ, bếp ăn bán trú... được nhà trường đặc biệt chú ý. Nhà trường cũng bố trí 4 bàn đo thân nhiệt, sát khuẩn tay cho phụ huynh và học sinh tại cổng trường; phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong quản lý, theo dõi sức khỏe của trẻ. Hoạt động bán trú vẫn được tổ chức với thực đơn đa dạng, phong phú; đặc biệt chú trọng các thực phẩm giúp trẻ nâng cao sức đề kháng trong mùa dịch. Bàn ăn, giường ngủ được bố trí đảm bảo khoảng cách và an toàn vệ sinh...Về chuyên môn, các nhóm lớp tiếp tục thực hiện kế hoạch giảng dạy trực tiếp theo chỉ đạo của nhà trường. Riêng các lớp 5 tuổi, giáo viên sẽ rà soát chỉ số trong bộ chuẩn trẻ 5 tuổi để có sự đánh giá toàn diện. Chỉ số nào chưa đạt, các cô tiếp tục hướng dẫn giúp trẻ có được chuẩn kỹ năng để chuẩn bị bước vào lớp 1.

Đối với các cơ sở mầm non tư thục, việc được phép mở cửa trường học trở lại giống như chiếc "phao cứu sinh" giữa khó khăn kéo dài do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cô Trần Thị Lan-giáo viên Trường Mầm non Hoàng Mai-tâm sự: “Hơn 20 năm công tác, chưa bao giờ tôi phải rơi vào hoàn cảnh khó khăn như thời gian qua. Trường học đóng cửa để phòng-chống dịch, tôi không có việc làm, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình. Vì thế, khi được nhà trường thông báo đón trẻ đi học trở lại, tôi vui lắm”.

Đối với giáo viên các cơ sở mầm non tư thục, việc mở cửa trường học là “chiếc phao cứu sinh” trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh. Ảnh: Mộc Trà
Đối với giáo viên các cơ sở mầm non tư thục, việc mở cửa trường học là chiếc "phao cứu sinh” trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh. Ảnh: Mộc Trà



Theo Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoàng Mai (phường Hoa Lư) Lê Thị Ngân, trong ngày 12-4, toàn trường có khoảng 45% trẻ đến lớp. Một số phụ huynh vẫn còn tâm lý e ngại, chưa dám cho con tới lớp. Điều này cũng ảnh hưởng đến nguồn thu của trường. Mặt khác, việc đóng cửa quá lâu đã khiến một số giáo viên, nhân viên không có lương đã quyết định tìm công việc khác ổn định hơn. “Hiện nay, nhà trường thiếu khoảng 5 giáo viên, nhân viên và đang phải tuyển dụng thêm để đáp ứng yêu cầu dạy và học. Hy vọng dịch bệnh sớm được kiểm soát để các trường tư thục trên địa bàn tỉnh nói chung và cơ sở mầm non tư thục nói riêng có thể duy trì hoạt động lâu dài”-cô Ngân bày tỏ.

Theo từ Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, trên địa bàn TP. Pleiku chỉ còn 2 trường tư thục (do Sở quản lý) chưa cho học sinh bậc tiểu học đi học trực tiếp gồm: Trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương-Gia Lai và Trường Tiểu học, THCS và THPT Sao Việt.

MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu. Ảnh: Hà Bắc

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu

(GLO)- Ngày 16-1, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an huyện Đak Pơ tổ chức hoạt động trải nghiệm kỹ năng chữa cháy, thoát nạn và thực tập phương án chữa cháy, CNCH tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu (xã Phú An).

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

(GLO)- Ngày 15-1, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.