Pleiku: 9 phường, xã công bố dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tính đến chiều 14-7, TP. Pleiku đã có 9 xã, phường công bố dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò với 558 con bò bị mắc bệnh tại 377 hộ thuộc 51 thôn, làng.
Một hộ dân phường Chi Lăng phun hóa chất diệt côn trùng ngăn ngừa lây lan dịch bệnh
Người dân ở phường Chi Lăng phun hóa chất diệt côn trùng ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Ảnh: Minh Nguyễn
Các phường, xã có bò mắc bệnh viêm da nổi cục gồm: Chi Lăng, Trà Bá, Hoa Lư, Thắng Lợi, An Phú, Chư Á, Trà Đa, Tân Sơn và xã Gào. Trong đó, đã tiến hành tiêu hủy 27 con bò với tổng trọng lượng 6.276 kg, 195 con đã khỏi bệnh. Hiện tổng đàn có nguy cơ mắc bệnh cao là 8.503 con; các xã, phường có bò nghi mắc bệnh viêm da nổi cục đang được giám sát, theo dõi gồm: Yên Đổ, Ia Kênh và Biển Hồ.
Hiện nay, UBND TP. Pleiku đã xuất ngân sách tạm thời (2 đợt) hơn 157 triệu đồng để triển khai công tác phòng-chống dịch bệnh (mua vắc xin tiêm phòng, hóa chất diệt côn trùng, lấy mẫu xét nghiệm...); tổ chức tiêm phòng 1.000 liều vắc xin đợt 1 tại 8 phường, xã; phân bổ 750 lọ hóa chất diệt côn trùng trung gian truyền bệnh cho 8 phường, xã đã công bố dịch.
Đồng thời, các ngành chức năng tập trung đẩy mạnh công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn bò trên toàn thành phố. Tiếp tục rà soát, giám sát tình hình dịch bệnh, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi phòng-chống dịch bệnh; khuyến cáo việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ trâu, bò bị bệnh. Khi phát hiện trâu, bò có dấu hiệu bệnh phải báo ngay cho chính quyền địa phương để có các biện pháp xử lý theo quy định.
MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null