Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ nhận Giải thưởng đổi mới và phát triển báo in bền vững tại Áo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân được Giải thưởng đổi mới và phát triển báo in bền vững 2024 tổ chức tại Áo vinh danh ở hạng mục “Sản phẩm xuất sắc nhất dành cho độc giả trẻ”.

Giải thưởng là hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh báo in thế giới 2024 do Diễn đàn báo in thế giới-Hiệp hội báo chí thế giới (WAN-IFRA) tổ chức trong hai ngày 8 và 9/10 tại Cung điện Niederösterreich ở thủ đô Viên (Cộng hòa Áo),

1-6488.jpg
Báo Nhân Dân nhận Giải thưởng đổi mới và phát triển báo in bền vững 2024 với phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: WAN-IFRA)

Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại châu Âu, ông Ingi Olafsson, Giám đốc Diễn đàn báo in thế giới nhấn mạnh: Ban tổ chức đánh giá phụ san của Báo Nhân Dân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là một sản phẩm báo in điển hình trong thời đại mới, từ chất lượng in ấn tuyệt vời, cho đến những nội dung truyền tải dễ tiếp cận tới công chúng độc giả bằng cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, cùng với đó là kích thước trải dài thật sự gây ấn tượng từ những cái nhìn đầu tiên.

Ông Ingi Olafsson cho biết thêm, phụ san kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ áp dụng hiệu quả tiến bộ công nghệ bằng việc sử dụng mã QR để độc giả và thế hệ trẻ có thể tiện lợi sử dụng ngay chính những sản phẩm di động thông minh của mình để tìm hiểu thông tin một cách trực quan nhất thông qua những trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường (AR).

Đại diện tham dự Hội nghị thượng đỉnh báo in thế giới 2024 trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường được tích hợp trong phụ san 70 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: MINH DUY)
Đại diện tham dự Hội nghị thượng đỉnh báo in thế giới 2024 trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường được tích hợp trong phụ san 70 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: MINH DUY)

Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ đơn thuần là sản phẩm báo chí, mà đã trở thành một nguồn tài liệu nghiên cứu cho bất kỳ độc giả nào cũng đều có thể tiếp cận được, kéo thế hệ trẻ về gần hơn với lịch sử truyền thống.

“Báo Nhân Dân đang làm tốt nhiệm vụ của mình, đặc biệt công tác giáo dục tới các thế hệ trẻ về những trang sử của dân tộc. Đây là một điều đáng khen ngợi, bởi Báo Nhân Dân đã thu hút được những độc giả trẻ quan tâm hơn nữa đến các sản phẩm báo in. Điều này cũng thật sự quan trọng đối với ngành báo in”, Giám đốc Diễn đàn báo in thế giới khẳng định.

Đại diện Ban tổ chức, ông Ingi Olafsson khẳng định: Giới trẻ ngày càng nâng cao tính khắt khe trong việc đón đọc và chọn lọc thông tin báo chí. Do đó, các tờ báo in cần phải cải thiện hơn nữa chất lượng nội dung cũng như hình thức, để tiếp tục duy trì sức sống của những sản phẩm báo in trong thời đại công nghệ mới.

Ông Ingi Olafsson, Giám đốc Diễn đàn báo in thế giới, nhận định Báo Nhân Dân đang làm tốt nhiệm vụ của mình, khi đưa giới trẻ đến gần hơn với lịch sử truyền thống bằng phương thức hiện đại. (Ảnh: MINH DUY)
Ông Ingi Olafsson, Giám đốc Diễn đàn báo in thế giới, nhận định Báo Nhân Dân đang làm tốt nhiệm vụ của mình, khi đưa giới trẻ đến gần hơn với lịch sử truyền thống bằng phương thức hiện đại. (Ảnh: MINH DUY)
Giải thưởng đổi mới và phát triển báo in bền vững 2024 vinh danh Báo Nhân Dân ở hạng mục “Sản phẩm xuất sắc nhất dành cho độc giả trẻ”. (Ảnh: MINH DUY)
Giải thưởng đổi mới và phát triển báo in bền vững 2024 vinh danh Báo Nhân Dân ở hạng mục “Sản phẩm xuất sắc nhất dành cho độc giả trẻ”. (Ảnh: MINH DUY)

Trong thời đại kỷ nguyên số như hiện nay, công nghệ trở thành một động lực để thúc đẩy phát nhiều nhiều lĩnh vực khác. Việc tự động hóa và cải tiến các thiết bị sản xuất trong mọi giai đoạn xuất bản góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp báo chí. Các nhà in, nhà xuất bản đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững của các sản phẩm báo chí, trong đó có chú trọng tới yếu tố môi trường.

Hội nghị thượng đỉnh báo in thế giới 2024 thu hút sự tham gia của đông đảo nhà in, nhà xuất bản trên thế giới. Trong khuôn khổ hội nghị, diễn ra nhiều phiên thảo luận, cuộc gặp mặt trao đổi giữa các nhà in, nhà xuất bản và đối tác.

Đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh báo in thế giới 2024 chụp ảnh lưu niệm. (ẢNH: WAN-IFRA)
Đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh báo in thế giới 2024 chụp ảnh lưu niệm. (ẢNH: WAN-IFRA)
Nhà cung cấp giải pháp in ấn Manroland Goss chúc mừng đại diện Báo Nhân Dân. (Ảnh: MINH DUY)
Nhà cung cấp giải pháp in ấn Manroland Goss chúc mừng đại diện Báo Nhân Dân. (Ảnh: MINH DUY)

Ngày 7/5/2024, Báo Nhân Dân xuất bản phụ san panorama (toàn cảnh) Chiến dịch Điện Biên Phủ nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ấn phẩm này đã tạo nên một cơn sốt trong giới trẻ. Chỉ trong vòng 15 ngày, Báo Nhân Dân đã xuất bản 400.000 bản. Tuy nhiên, độc giả trẻ vẫn tiếp tục tìm kiếm phụ san trên cả không gian số và không gian thực. Đây là hiện tượng chưa từng có trong lịch sử báo in Việt Nam.

Theo MINH DUY (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

(GLO)- Hơn 35 năm gắn bó với nghề, ông Siu Krang (SN 1960, làng Dek, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vẫn duy trì kỹ thuật thủ công để chế tác tượng nhà mồ của người Jrai.

Sau cơn mưa

Sau cơn mưa

(GLO)- Với nhiều người, tự thân mưa đã gợi nỗi sầu, như một sự bất an, là niềm không mong đợi. Dẫu thế, như cỏ cây, cuộc đời mỗi người chẳng phải từ cơn mưa mà lớn khôn lên, những trải nghiệm cứ thế mà lấp đầy.

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Dòng sông tuổi thơ

Dòng sông tuổi thơ

(GLO)- Ai cũng có tuổi thơ gắn bó với quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn, nơi cuộc đời sâu nặng nghĩa tình với ông bà, cha mẹ, xóm giềng hay những gì thân thuộc nhất. Với tôi, tuổi thơ cũng từng gắn bó với dòng sông quê hương. Ấy là dòng sông Minh.

Ảnh minh họa. Nguồn internet

Nuôi chữ, dưỡng tâm

(GLO)- Con người có quá nhiều đam mê mà một ngày thời gian được mặc định sẵn và phải chia đều cho những việc khác nhau. Cân bằng được mọi thứ, thật chẳng dễ dàng gì. Và cuối cùng thì những gì mình cho là quan trọng nhất thường được ưu tiên. Với riêng tôi, sự ưu tiên đó là niềm vui bên con chữ.

Nấm mối thường mọc vào tháng 5, 6 hàng năm. Ảnh: L.H

Mùa “săn” nấm mối

(GLO)- Khoảng tháng 5, 6 hàng năm, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu trút xuống, mặt đất mềm ẩm cũng là lúc người dân Gia Lai bước vào mùa “săn” nấm mối. Đây là “lộc trời” mà thiên nhiên ban tặng, mỗi năm chỉ đôi ba lần.

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Mật ngọt trước hiên nhà

Mật ngọt trước hiên nhà

(GLO)- Trước hiên nhà tôi bỗng xuất hiện một tổ ong mật. Đàn ong bay lượn trong nắng mai, những đôi cánh mỏng manh khẽ rung lên, hòa cùng làn gió nhẹ, tạo nên bản nhạc du dương. Tôi lặng lẽ dõi theo, chợt cảm thấy lòng mình cũng rung lên theo nhịp điệu ấy, một sự đồng điệu vô hình.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung (bìa trái) trao bằng xếp hạng di tích cho địa phương. Ảnh: Minh Châu

Xã Phú Cần đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh và tổ chức lễ giỗ tiền hiền

(GLO)- Ngày 23-6, UBND xã Phú Cần (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh “Đền thờ tiền hiền làng Phú Cần”, kết hợp lễ giỗ tiền hiền-nghi lễ truyền thống hàng năm của địa phương ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân có công mở đất, lập làng.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Chiếc máy đánh chữ. Ảnh: nguồnbaogialai.com.vn

Chiếc máy đánh chữ

(GLO)- Những chiếc máy đánh chữ quen thuộc một thời đã trở nên xưa cũ, thậm chí mất tăm mất dạng, có chăng chỉ còn hiện diện trong tiệm lạc xoong, đồ cũ dành cho giới sưu tầm tìm đến “níu kéo” quá khứ.

null