Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký quyết định tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 7-6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành quyết định về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.

Tại Quyết định số 484/QĐ-TTg, sẽ tiến hành Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 (TĐTNN 2025) trên phạm vi cả nước vào ngày 1-7-2025.

Người dân xã Xuân An, thị xã An Khê làm đường bê tông xi măng ra khu sản xuất. Ảnh: Hà Duy

Người dân xã Xuân An, thị xã An Khê làm đường bê tông xi măng ra khu sản xuất. Ảnh: Hà Duy

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 thu thập các nhóm thông tin sau:

Thực trạng nền sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Số lượng đơn vị sản xuất; số lao động và cơ cấu lao động; thời gian lao động; Quy mô sản xuất; Năng lực sản xuất; Tình hình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, ứng dụng kinh tế số; Thực trạng tiếp cận thông tin của các đơn vị sản xuất; Thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;

Tác động của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tới môi trường; thông tin về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Tình hình phát triển kinh tế trang trại; Phát triển sản xuất hiệu quả và bền vững; Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Kết quả hoạt động tự sản, tự tiêu của các hộ dân cư; Tình hình sử dụng đất nông nghiệp.

Thực trạng nông thôn gồm: Thực trạng và những chuyển biến về kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn, trong đó có thông tin gắn với tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; Các hình thức hỗ trợ kinh tế nông thôn (hệ thống khuyến nông, lâm, ngư; tiếp cận thị trường;...);

Vệ sinh môi trường nông thôn; Phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản gắn với chế biến, dịch vụ và du lịch; Tổ hợp tác và làng nghề; Và cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của UBND xã.

Thông tin về cư dân nông thôn gồm: Khả năng huy động vốn, tình hình vay vốn, khả năng tiếp cận tín dụng của hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn và kết quả thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về cư dân nông thôn; Tình hình sử dụng điện, nước sạch của cư dân nông thôn; khám-chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 thu thập thông tin trong 30 ngày, từ ngày 1-7-2025 đến hết ngày 30-7-2025. Kết quả sơ bộ được công bố vào tháng 12-2025. Kết quả chính thức được công bố vào tháng 3-2026. Các báo cáo phân tích chuyên đề được công bố vào tháng 7-2026.

Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp các cấp

Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo TĐTNN 2025 các cấp. Cụ thể: Ở trung ương: Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo TĐTNN 2025 trung ương do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Trưởng ban thường trực; Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê làm Phó trưởng ban.

Thứ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và đại diện lãnh đạo bộ, ban, ngành liên quan làm ủy viên.

Ban Chỉ đạo trung ương thành lập Tổ thường trực giúp việc và sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong chỉ đạo thực hiện TĐTNN 2025.

Ở địa phương: Chủ tịch UBND các cấp thành lập Ban Chỉ đạo TĐTNN 2025 cùng cấp.

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo thực hiện TĐTNN 2025 tại địa phương.

Thực trạng và những chuyển biến về kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn là một trong những nội dung của Tổng điều tra. Ảnh: P.V

Thực trạng và những chuyển biến về kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn là một trong những nội dung của Tổng điều tra. Ảnh: P.V

Thành phần Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện gồm: Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) UBND làm Trưởng ban. Thủ trưởng cơ quan Thống kê cùng cấp làm Phó Trưởng ban thường trực. Thủ trưởng (hoặc Phó Thủ trưởng) các cơ quan: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân, Phó Thủ trưởng cơ quan Thống kê cùng cấp và đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành liên quan làm ủy viên.

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện được thành lập Tổ thường trực giúp việc.

Thành phần Ban Chỉ đạo cấp xã gồm: Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) UBND làm Trưởng ban. Công chức Văn phòng - thống kê cấp xã làm ủy viên thường trực. Công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính-nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam) và cán bộ, công chức liên quan làm ủy viên.

Quyết định nêu rõ chỉ thành lập Ban Chỉ đạo đối với quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh, các phường và thị trấn có tỷ lệ hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm trên 30% tổng số hộ dân cư.

Đối với quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh, phường và thị trấn không thành lập Ban Chỉ đạo, Chủ tịch UBND cùng cấp trực tiếp chỉ đạo; Thủ trưởng cơ quan Thống kê cấp huyện, công chức Văn phòng-thống kê cấp xã làm nhiệm vụ thường trực. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã sử dụng con dấu của UBND cùng cấp trong chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện TĐTNN 2025.

Ban Chỉ đạo và Tổ thường trực các cấp tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) có nhiệm vụ chủ trì xây dựng, trình Ban Chỉ đạo TĐTNN 2025 trung ương ban hành phương án TĐTNN 2025; chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan và các địa phương tổ chức, chỉ đạo thực hiện TĐTNN 2025 theo Phương án; xây dựng cơ sở dữ liệu TĐTNN 2025 phục vụ kết nối, chia sẻ với các bộ, ban, ngành liên quan.

Đồng thời, chủ trì lập, phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện TĐTNN 2025 và tổng hợp trong dự toán thu, chi ngân sách hằng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) gửi Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện Phương án và tham gia thực hiện TĐTNN 2025.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.