Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 2-1, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. 

Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Trần Lưu Quang-Phó Thủ tướng Chính phủ; Hầu A Lềnh- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì hội nghị.

Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, kết nối đến 53 điểm cầu trên toàn quốc. Tại điểm cầu Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp và 2 Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh: Trường Trung Tuyến, Huỳnh Kim Đồng chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Các đại biểu nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Anh Huy
Các đại biểu nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Anh Huy

Năm 2023, công tác dân tộc tiếp tục được Đảng, Nhà nước, MTTQ và cả hệ thống chính trị quan tâm chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) nói riêng và cả nước nói chung. Bám sát các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ban, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hướng dẫn trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).

Về thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, năm 2023 đã giải ngân vốn đầu tư công đạt 81,44% kế hoạch. Qua rà soát 4/7 nhóm nhiệm vụ cơ bản hoàn thành, gồm: tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS (bình quân đạt 3,4%); công tác giáo dục; lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS và đặc thù vùng đồng bào DTTS và MN; về bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Một số nhiệm vụ, chính sách dân tộc khác do Ủy ban Dân tộc quản lý, như: Chính sách đối với người có uy tín; thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2025; Đề án hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS; Đề án bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ 5 của Việt Nam thực thi Công ước CERD tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả.

Đối với một số chương trình, chính sách dân tộc do các bộ, ngành, địa phương quản lý, thực hiện cũng đạt được những kết quả nổi bật. Cụ thể, trong năm đã hỗ trợ xây dựng 12.877 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; huy động được 404.618 tỷ đồng từ các nguồn lực để đầu tư thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng các tiêu chí và chất lượng thực hiện chương trình. Các chính sách về y tế, văn hóa, tín dụng, giáo dục đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, trợ giúp pháp lý... tiếp tục được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện.

Tại Gia Lai, các cấp, các ngành đã nỗ lực trong tổ chức triển khai, tổ chức lồng ghép nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của công tác dân tộc. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS bình quân mỗi năm giảm 4,21%. Đến nay, số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp chiếm 99,99%; số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh chiếm 97,7%; tỷ lệ trường, lớp học được xây dựng kiên cố đạt 87,20%; 50% số thôn có đội văn hóa, văn nghệ hoạt động thường xuyên; 97,8% thôn, làng có nhà sinh hoạt cộng đồng,...Về thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, đến nay tỉnh đã giải ngân 337,926 tỷ đồng (đạt 42,05% kế hoạch) từ tổng nguồn vốn năm 2022; giải ngân 203,685 tỷ đồng (đạt 22,25% kế hoạch) từ tổng nguồn vốn năm 2023.

Tại hội nghị, các đại biểu thẳng thắn nhìn nhận các hạn chế còn tồn tại trong công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện công tác dân tộc ở địa phương. Đồng thời đề xuất, kiến nghị với các bộ, ngành kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình, dự án, chính sách dân tộc, đặc biệt là hướng dẫn thực hiện 3 Chương trình MTQG; đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2030 trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trong đó, có cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện quyết định danh mục, cơ cấu, phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước, xử lý một số kiến nghị của địa phương theo nghị quyết của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của các bộ, ngành địa phương trong triển khai thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2023 với nhiều mô hình, cách làm hay. Đồng thời chia sẻ với các khó khăn, vướng mắc của các cơ quan, đơn vị làm công tác dân tộc trong quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ.

Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, thời gian tới, tình hình trong nước và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp với thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, do đó đề nghị các bộ, ngành, Ủy ban Dân tộc tiếp tục phát huy tinh thần, trách nhiệm thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc, đáp ứng mong mỏi của người dân. Ủy ban Dân tộc tiếp tục là đầu mối, điều phối viên để lắng nghe, tổng hợp, tham mưu, theo dõi nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc và đặc biệt là các trường học dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG phải đặc biệt quan tâm, cân nhắc đến vấn đề phân cấp cũng như tránh đầu tư dàn trải; bố trí người có kinh nghiệm, khả năng để hỗ trợ trong thực hiện công tác dân tộc, đưa các chính sách dân tộc đi vào thực tiễn.

Dịp này, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã trao Huân chương Độc lập hạng Ba cho 2 cá nhân đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên kết luận phiên thảo luận chung tại hội trường. Ảnh: Đức Thụy

Ngày làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Gia Lai: Bàn giải pháp khơi thông “điểm nghẽn” để phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 10-12, kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII tập trung thảo luận tổ, thảo luận chung tại hội trường. Cũng tại kỳ họp, lãnh đạo các sở, ngành trả lời một số vấn đề cử tri quan tâm nhằm khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội.

Khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội

Khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 10-12, kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII tiến hành thảo luận tổ. Các đại biểu đã chia thành 5 tổ, tập trung phân tích, thảo luận những những tồn tại, hạn chế nhằm khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Ayun Pa tổ chức bàn giao nhà Đại đoàn kết cho gia đình chị Nay H'Nỡi (thứ 7 từ trái sang, buôn Hiao, xã Chư Băh). Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa lan tỏa tinh thần tương thân tương ái từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Phát huy truyền thống tương thân tương ái, thị xã Ayun Pa, Gia Lai đã vận động người dân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp Quỹ “Vì người nghèo”. Nhiều ngôi nhà “Đại đoàn kết” được xây dựng, hàng trăm gia đình được giúp đỡ, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.