Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung: Xây dựng làng nông thôn mới phải thực chất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 25-5, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát và làm việc với hệ thống chính trị xã Bar Măih (huyện Chư Sê) liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 23-5-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Tham gia đoàn công tác có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hồ Văn Điềm; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo huyện Chư Sê.

Những kết quả tích cực

Trước khi làm việc với hệ thống chính trị xã Bar Măih, Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung cùng đoàn công tác đã khảo sát tình hình sản xuất của người dân làng Tơ Drăh. Đồng thời, đến thăm hỏi, động viên 3 hộ gia đình tiêu biểu của làng Tơ Drăh trong thực hiện phong trào xây dựng NTM và cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Báo cáo với Phó Bí thư Tỉnh ủy, anh Byên phấn khởi cho biết: “Gia đình đang canh tác hơn 3 ha cà phê, 500 trụ hồ tiêu và tham gia Tổ hợp tác trồng chuối tại làng. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình thu được hơn 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình cũng tham gia đóng góp tiền, ngày công, hiến đất để làm đường giao thông nông thôn. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn của làng thay đổi nhanh chóng”.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung phát biểu tại buổi làm việc với hệ thống chính trị xã Bar Măih, huyện Chư Sê. Ảnh: Quang Tấn

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung phát biểu tại buổi làm việc với hệ thống chính trị xã Bar Măih, huyện Chư Sê. Ảnh: Quang Tấn

Theo ông Đinh Chroh-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tơ Drăh, làng có 324 hộ với 1.356 khẩu, trong đó, người DTTS chiếm 99%. Làng còn 38 hộ nghèo (chiếm 11,73%) và 14 hộ cận nghèo (chiếm 4,32%). Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 12 và Chỉ thị số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, dân làng đã bắt đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm, dần loại bỏ những tập quán lạc hậu, biết cách tổ chức sản xuất… Vì vậy, đời sống người dân ngày càng nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 41,2 triệu đồng. Diện mạo của làng có nhiều khởi sắc, hệ thống đường giao thông được đầu tư đồng bộ. Làng đã đạt chuẩn NTM từ năm 2020.

Báo cáo với Phó Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác, Bí thư Đảng ủy xã Trương Văn Hoàng cho biết: Xã có xuất phát điểm thấp, đồng bào DTTS chiếm trên 86% dân số, đời sống bà con còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế. Do đó, việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng NTM gặp khó khăn.

Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhận thức của người dân đã có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, người dân đã tham gia đóng góp tiền, hiến đất, ngày công lao động với tổng trị giá hơn 4,2 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng… Nhờ đó, cuối năm 2019, xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Cùng với đó, xã cũng đã thực hiện tốt Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng NTM trong vùng đồng bào DTTS. Đến nay, xã có 1/5 làng đạt chuẩn NTM.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung (ở giữa) và đoàn công tác đi khảo sát thực tế tình hình sản xuất và thăm hỏi, động viên 3 hộ dân tiêu biểu trong thay đổi nếp nghĩ, cách làm tại làng Tơ Drăh. Ảnh: Quang Tấn

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung (ở giữa) và đoàn công tác đi khảo sát thực tế tình hình sản xuất và thăm hỏi, động viên 3 hộ dân tiêu biểu trong thay đổi nếp nghĩ, cách làm tại làng Tơ Drăh. Ảnh: Quang Tấn

“Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm mới và ở mức độ cao hơn so với thực tế tại địa phương. Bên cạnh đó, giá cả các mặt hàng nông sản còn khá bấp bênh nên thu nhập của người dân còn thiếu tính ổn định. Do đó, nhiều tiêu chí của xã bị tụt hạng so với bộ tiêu chí mới. Thời gian tới, xã tiếp tục nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 12 và Chỉ thị số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Phấn đấu trong năm nay, xã sẽ đạt chuẩn NTM theo bộ tiêu chí mới và hoàn thành NTM nâng cao vào năm 2025”-Bí thư Đảng ủy xã Bar Măih cho hay.

Đánh giá kết quả 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12 và 1 năm thực hiện Chỉ thị số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Chư Sê Lý Anh Sang cho biết: Huyện đã huy động sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong triển khai thực hiện, nhất là các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, nhận thức của người dân đã chuyển biến tích cực. Bà con mạnh dạn đổi mới cách thức làm ăn, vươn lên thoát nghèo bền vững bằng chính nội lực của mình. Cảnh quan, vệ sinh môi trường tại các làng có nhiều thay đổi. Các hoạt động văn hóa truyền thống được duy trì và phát huy. Ngoài ra, huyện đã lồng ghép, huy động các nguồn lực để xây dựng NTM. Nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo trong quá trình thực hiện đã được hình thành và nhân rộng, tạo sức lan tỏa rộng lớn trong cộng đồng dân cư.

Tiếp tục củng cố, nâng cao các tiêu chí NTM

Qua khảo sát thực tế tại làng Tơ Drăh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế đánh giá cao những đổi thay của làng trong thời gian qua. Đường làng, ngõ xóm đã được đầu tư kiên cố, sạch đẹp; nhà cửa thì khang trang; đời sống kinh tế của người dân cũng được nâng lên đáng kể. Nhờ đó, xã và làng Tơ Drăh đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, nếu so với bộ tiêu chí mới thì có nhiều tiêu chí bị tụt hạng. Do đó, xã và làng cần rà soát, đánh giá lại cụ thể từng tiêu chí trong xây dựng NTM để có giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Đồng thời, thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Quan trọng hơn, huyện và xã cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng NTM, để người dân thực sự là chủ thể trong triển khai thực hiện chương trình này. Đồng thời, huyện và xã cần chú trọng thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU về “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Quang Tấn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Quang Tấn

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hồ Văn Điềm cho rằng: Muốn Chỉ thị số 08-CT/TU đi vào cuộc sống thì cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong đó, chính quyền các cấp, nhất là các tổ chức thành viên của Mặt trận phải đọc lại Sổ tay cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” để nắm rõ vai trò, trách nhiệm của mình. Từ đó, xây dựng, triển khai thực hiện các mô hình, dự án điểm có hiệu quả để từng bước làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người DTTS, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM.

Dịp này, Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung trao tặng các phần quà cho hệ thống chính trị xã Bar Măih, làng Tơ Drăh và 3 hộ dân tiêu biểu của làng Tơ Drăh trong thực hiện phong trào xây dựng NTM và cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung đánh giá cao những kết quả nổi bật mà huyện Chư Sê, xã Bar Măih và làng Tơ Drăh đã đạt được trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 12 và Chỉ thị số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Người dân xã Bar Măih và làng Tơ Drăh đã có ý thức trách nhiệm trong xây dựng NTM, tự thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất, phát triển kinh tế. Nhiều hộ dân đã tham gia hợp tác với nhau để sản xuất cũng như biết buôn bán, trao đổi hàng hóa nhằm tăng thu nhập. Đặc biệt, dù có tới 99% dân số là người DTTS nhưng làng Tơ Drăh đã được công nhận đạt chuẩn NTM từ rất sớm. Tuy nhiên, huyện, xã và hệ thống chính trị làng cũng phải không ngừng củng cố, duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí NTM trong thời gian tới để các làng khác đến học hỏi.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung (bìa trái) tặng quà cho hệ thống chính trị xã Bar Măih. Ảnh: Quang Tấn

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung (bìa trái) tặng quà cho hệ thống chính trị xã Bar Măih. Ảnh: Quang Tấn

Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 12 và Chỉ thị số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Cả hệ thống chính trị của huyện phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa, trong đó, cần nhìn nhận, đánh giá tổng quan những mặt đạt được và chưa được trong việc triển khai thực hiện. Từ đó, nghiên cứu, có kế hoạch chi tiết để cụ thể hóa trong triển khai thực hiện nhằm đạt kết quả cao hơn nữa.

“Xây dựng làng NTM phải có quyết tâm chính trị cao, không được chạy theo thành tích mà phải đi vào thực chất. Từ đó, lấy Tơ Drăh làm làng điểm để triển khai xây dựng các làng NTM trên địa bàn. Đồng thời, huyện cũng cần nhân rộng các mô hình có hiệu quả cao như “Đàn dê thoát nghèo”, nuôi bò rẽ… để góp phần thoát nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, huyện, xã cũng cần có kế hoạch chi tiết để huy động các nguồn lực tham gia xây dựng làng NTM, nhất là việc triển khai các mô hình phát triển sản xuất trong vùng đồng bào DTTS; triển khai có hiệu quả việc kết nghĩa giữa các chi bộ, thôn, làng người Kinh và người DTTS để cùng nhau học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội”-Phó Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Đối với một số kiến nghị của địa phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận và chỉ đạo các sở, ngành liên quan có hướng giải quyết phù hợp theo đúng thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Huyện ủy Chư Sê Lý Anh Sang trao quyết định kết nạp đảng cho học sinh Trường THPT Trần Cao Vân . Ảnh: Minh Lý

Ươm mầm “hạt giống đỏ” trong trường học

(GLO)- Công tác phát triển đảng viên trong học đường của tỉnh Gia Lai những năm qua đã đạt nhiều kết quả tích cực. Điều này, không chỉ thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh mà còn tạo nguồn lực cho công tác xây dựng Đảng bằng những “hạt giống đỏ” giàu tri thức.

Tiếp sức những mầm xanh trên miền biên giới

Tiếp sức những mầm xanh trên miền biên giới

(GLO)- Những năm qua, Dự án “Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường” được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ) đã hỗ trợ cho hàng trăm học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khu vực biên giới được vững bước tới trường, hướng đến một tương lai tươi sáng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025. Hội nghị do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức, nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm.

Gia Lai: Công bố quyết định thành lập các cơ quan, đơn vị và công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý

Gia Lai: Công bố quyết định thành lập các cơ quan, đơn vị và công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý

(GLO)- Chiều 1-7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố các quyết định về thành lập các cơ quan tham mưu, giúp việc, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý nhiệm kỳ 2020 - 2025, 2021 - 2026.

Hợp lực để phát triển, thống nhất để vươn xa

Hợp lực để phát triển, thống nhất để vươn xa

Ngày 30.6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, xã, phường. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình về tổ chức bộ máy hành chính 2 cấp, hướng tới xây dựng chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Gia Lai bước vào thời khắc lịch sử với chính quyền địa phương hai cấp

Gia Lai bước vào thời khắc lịch sử với chính quyền địa phương 2 cấp

(GLO)- Đúng 8 giờ sáng 30-6, hòa cùng không khí trang trọng, phấn khởi của cả nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã long trọng tổ chức lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, thành lập tổ chức Đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, xã, phường.

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình: "Chuẩn bị để tăng tốc"

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình: "Chuẩn bị để tăng tốc"

Quốc hội khóa XV, tại Kỳ họp thứ 9 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Luật Chính quyền địa phương (sửa đổi) và điều chỉnh nhiều nội dung trong nhiều luật khác, nhiều dự án luật liên quan để phục vụ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, xác lập cơ sở pháp lý tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Thư tòa soạn

Sau hành trình 36 năm (1989 - 2025) đồng hành gắn bó với đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… và sự phát triển của tỉnh Bình Định, hôm nay, 30.6.2025, báo in, báo điện tử, kênh truyền hình và kênh phát thanh Báo Bình Định xuất bản, phát sóng số cuối cùng, hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình.
Quân đoàn 34 nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên ngành

Quân đoàn 34 nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên ngành

(GLO)- Thời điểm này, các đơn vị thuộc Quân đoàn 34 đang bước vào cao điểm huấn luyện chuyên ngành. Quân đoàn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sát thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện cho bộ đội kỹ năng xử lý tình huống, khai thác, làm chủ vũ khí, khí tài hiện đại được biên chế.

Ra mắt bộ máy mới của Công an Gia Lai

Ra mắt bộ máy mới của Công an Gia Lai

(GLO)- Chiều 29-6, tại TP. Quy Nhơn, Công an tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai về sắp xếp tổ chức cán bộ Công an cấp tỉnh và Công an cấp xã trên địa bàn tỉnh.

null