Phiên chợ nông sản ở Mang Yang, cơ hội quảng bá sản phẩm địa phương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày cuối tháng 8, Hội Nông dân Mang Yang tổ chức phiên chợ nông sản lần thứ nhất tại thị trấn Kon Dơng thu hút hơn 2.000 lượt khách hàng tham quan, mua sắm. Qua đó, tạo điều kiện cho người tiêu dùng được tiếp cận với nông sản đặc trưng, đảm bảo an toàn, chất lượng của địa phương.

Ông Nguyễn Đình Hải-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mang Yang-chia sẻ: Những năm qua, huyện luôn quan tâm ưu tiên nguồn vốn phát triển sản xuất nông nghiệp và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của địa phương còn gặp không ít khó khăn do giá cả một số mặt hàng nông sản thiếu ổn định, tác động bất lợi của biến đổi khí hậu; việc kết nối, liên kết tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn chế. Vì vậy, phiên chợ nông sản là dịp để nông dân, các chủ thể sản phẩm đặc trưng, OCOP trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau và kết nối người sản xuất với tiêu dùng; qua đó, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đông đảo người dân, du khách tham quan và mua sắm tại phiên chợ. Ảnh: H.P
Đông đảo người dân, du khách tham quan và mua sắm tại phiên chợ. Ảnh: H.P

Tham gia phiên chợ nông sản có 16 gian hàng của các xã, thị trấn, hộ sản xuất kinh doanh, tổ hợp tác, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện. Các gian hàng trưng bày, giới thiệu những sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, OCOP, gồm các nhóm sản phẩm: hàng tươi sống, nông sản đã qua sơ, chế biến, giống cây trồng, vật nuôi, trang trí, gia dụng với đa dạng mặt hàng đặc sản địa phương như: trái cây, trà, khổ qua rừng, măng tươi, ổi, đậu xanh, đậu đỏ, mật ong... Ngoài ra, phiên chợ có gian hàng của Hội Nông dân huyện Kbang và Hội Nông dân thị xã An Khê.

Bà Văn Thị Hồng Linh-Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Kon Dơng-cho biết: Gian hàng của chúng tôi trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông sản sạch do hội viên, nông dân sản xuất như: các loại rau, củ quả sạch, an toàn, các sản phẩm qua sơ chế, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số loại giống cây trồng. Đặc biệt, có các sản phẩm đạt chuẩn OCOP như: chanh dây, na rừng sấy khô, măng le, hoa đu đủ đực sấy khô. Phiên chợ là cơ hội để chúng tôi giới thiệu các sản phẩm truyền thống cũng như sản phẩm mới của địa phương đến với người tiêu dùng.

Những sản phẩm của người dân tộc thiểu số ở địa phương được quảng bá tại phiên chợ. Ảnh: H.P
Những sản phẩm của người dân tộc thiểu số ở địa phương được quảng bá tại phiên chợ. Ảnh: H.P

Còn ông Nguyễn Văn Bình-Chủ cơ sở sản xuất mướp đắng, măng le sấy khô xã Kon Chiêng thì cho hay: “Qua phiên chợ, nông dân chúng tôi có cơ hội được quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình làm ra. Sau 2 ngày tham gia phiên chợ, tôi bán được 26 kg măng khô với giá 300 ngàn đồng/kg và 32 kg mướp đắng sấy khô với giá 250 ngàn đồng/kg. Mong rằng, thời gian tới, Hội Nông dân tiếp tục tổ chức thêm nhiều phiên chợ như thế này để chúng tôi có dịp giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất cũng như quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm”.

Từ Bình Định lên thăm người thân tại thị trấn Kon Dơng, chị Đặng Thị Thùy Trang đến tham quan phiên chợ và mua 2 kg mướp đắng sấy khô để gia đình dùng. “Tôi đã nghe nhiều người nói đến sản phẩm này vì có tác dụng hạ đường huyết, giảm mỡ máu, giảm xơ gan nhưng không biết mua ở đâu. May là ở phiên chợ có sản phẩm này nên tôi mua về sử dụng. Ở đây còn có nhiều sản phẩm mới, đảm bảo chất lượng mà ở Bình Định không có”-chị Trang cho hay.

Phiên chợ nông sản giúp nông dân có cơ hội quảng bá sản phẩm của địa phương. Ảnh: H.P
Phiên chợ nông sản giúp nông dân có cơ hội quảng bá sản phẩm của địa phương. Ảnh: H.P

Trong 2 ngày diễn ra, phiên chợ nông sản đã thu hút hơn 2.000 lượt khách hàng trong và ngoài huyện tham quan, mua sắm. Qua đó, tạo điều kiện cho người tiêu dùng được tiếp cận với nguồn nông sản an toàn, chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bà Nguyễn Thị Thanh Nga-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang-cho biết: Những năm qua, địa phương đặc biệt quan tâm triển khai các mô hình trồng trọt hiệu quả, dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, tổng diện tích cây trồng trên địa bàn huyện đạt 24.542 ha; có 1 sản phẩm OCOP đạt 4 sao, 16 sản phẩm OCOP đạt 3 sao; huyện đã được cấp 14 mã vùng trồng cây ăn quả, trong đó có 3 mã vùng trồng được chứng nhận sang thị trường Hoa Kỳ.

HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.