Phẫu thuật khối u màng não ở vị trí nguy hiểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong lúc phẫu thuật, các bác sĩ đã thận trọng và tỉ mỉ giải phóng u, tách u ra khỏi mạch máu thần kinh đồng thời hạn chế sang thương chức năng của thân não và các dây thần kinh sọ não.

 



Sáng 27-10, Bệnh viện (BV) Đa khoa Xuyên Á thông tin vừa phẫu thuật thành công khối u màng não mặt sau xương đá, ở vị trí vô cùng nguy hiểm trong não cho bệnh nhân N.T.T. (SN 1967, ngụ tại tỉnh Tây Ninh).

Trước đó, ngày 18-10, bệnh nhân đến khám tại BV Đa khoa Xuyên Á với tình trạng chóng mặt, hoa mắt, méo mặt và khó thở ngày càng nặng.

Qua thăm khám và kết quả kiểm tra lâm sàng, các bác sĩ chuyên Khoa ngoại Thần Kinh của BV chẩn đoán xác định bệnh nhân có khối u não nằm rất sâu, ở vị trí liên quan tới nhiều dây thần kinh sọ não, và vùng chức năng quan trọng của não nơi điều hành nhịp tim và hô hấp.

Các bác sĩ chuyên Khoa ngoại Thần Kinh tại BV đã hội chẩn kỹ lưỡng, phối hợp chuyên môn cùng các bác sĩ BV Chợ Rẫy để tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Việc phẫu thuật điều trị u màng não ở vị trí khó như bệnh nhân này không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ mà còn cần sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại như kính hiển vi phẫu thuật, máy hút u siêu âm (máy hút mô u chọn lọc không làm tổn thương mạch máu thần kinh) nhằm giảm thiểu các sang chấn cho người bệnh.

Trong lúc phẫu thuật, các bác sĩ đã thận trọng và tỉ mỉ giải phóng u, tách u ra khỏi mạch máu thần kinh đồng thời hạn chế sang thương chức năng của thân não và các dây thần kinh sọ não. Sau hơn 4 giờ, ca mổ đã thành công như dự kiến. Hiện tại, tình trạng bệnh nhân đã ổn định và tiếp xúc tốt.


 

U màng não trở nên cực kỳ nguy hiểm, khó khăn khi điều trị nếu vị trí u nằm sâu, liên quan đến nhiều dây thần kinh sọ não và vùng thân não (vùng chức năng quan trọng của não như khả năng hô hấp, nuốt, nói...).


Việc phẫu thuật thần kinh sọ não là một trong những phẫu thuật khó và phức tạp đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh.

Thành An (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.