Phát triển doanh nghiệp ở Gia Lai: Để số lượng đi đôi với chất lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2018, tỉnh Gia Lai có 772 doanh nghiệp thành lập mới nhưng cũng có tới 188 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động. Điều này đặt ra vấn đề là làm thế nào để công tác phát triển doanh nghiệp đạt được cả số lượng lẫn chất lượng, hạn chế tối đa số doanh nghiệp ngừng hoạt động. 
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2018, trên địa bàn tỉnh có gần 4.900 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với tổng vốn gần 90.000 tỷ đồng. Trong số này có 772 doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2018 (đạt 100,3% kế hoạch) với tổng vốn đăng ký 4.450 tỷ đồng. Những con số này cho thấy sự lạc quan về mục tiêu có 7.000 doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020 mà tỉnh ta đề ra. “Để đạt con số đó, tỉnh đã triển khai khá nhiều việc như: xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, quy hoạch khu-cụm công nghiệp, xây dựng hạ tầng khu-cụm công nghiệp, hỗ trợ tín dụng, đào tạo, trợ giúp phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, nâng cao năng lực công nghệ và trình độ kỹ thuật. Riêng vấn đề cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp là phần việc được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao”-ông Phùng Văn Phước-Trưởng phòng Đăng ký Kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư) cho biết.
 Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành (thứ 3 từ trái sang) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Khởi nghiệp nông nghiệp (ngày 2-4-2018). Ảnh: H.D
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành (thứ 3 từ trái sang) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Khởi nghiệp nông nghiệp (ngày 2-4-2018). Ảnh: H.D
Tuy nhiên, cùng với sự phấn khởi cũng cần nhìn nhận lại năng lực thực sự của các doanh nghiệp ở tỉnh ta. Bởi lẽ, bên cạnh các doanh nghiệp thành lập mới thì cũng có một lượng không nhỏ doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động. Cụ thể, trong năm 2018, toàn tỉnh có 69 doanh nghiệp giải thể (tăng 6,3% so với năm 2017) và 119 doanh nghiệp ngừng hoạt động (tăng 4,2%). Theo ông Phước, đây vẫn là con số chưa đầy đủ bởi trên thực tế, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn hơn nhiều nhưng họ không làm thủ tục thông báo vì ngại phải tất toán thuế, nợ… Tới khi nợ thuế kéo dài, các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra mới phát hiện là doanh nghiệp đã ngừng hoạt động. Nguyên nhân là do đa số doanh nghiệp thành lập mới thuộc loại nhỏ và siêu nhỏ, thiếu năng lực tài chính và kinh nghiệm quản trị kinh doanh, không tìm kiếm được việc làm, không tìm được thị trường...
Câu hỏi đặt ra là, làm sao để hạn chế được sự ra đời của những doanh nghiệp chưa đủ năng lực về tài chính, nhân lực, vật lực? Sẽ khó có câu trả lời thỏa đáng bởi hiện nay, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới rất thoáng, thủ tục rất đơn giản. Hơn nữa, bất cứ ai cũng đều có cơ hội kinh doanh, phát triển. “Nhưng chúng ta có thể chú trọng hơn vào việc phát triển doanh nghiệp đã có thực lực, đó là các hộ kinh doanh. Chúng ta cần vận động họ chuyển đổi mô hình hoạt động từ hộ kinh doanh cá thể phát triển thành doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này đã có cơ sở vật chất và năng lực từ trước nên sẽ đảm bảo chất lượng và sự phát triển bền vững”-ông Phước nói.  
Được biết, toàn tỉnh hiện có khoảng hơn 37.000 hộ kinh doanh. Đây là nguồn rất lớn để phát triển thành doanh nghiệp. Theo kế hoạch năm 2019, toàn tỉnh sẽ phát triển thêm khoảng 900 doanh nghiệp, trong đó, dự ước sẽ có khoảng 50% là từ hộ kinh doanh. Khó khăn hiện nay là một số hộ kinh doanh vẫn ngại phát triển thành doanh nghiệp vì phải thuê kế toán, báo cáo thuế, trong khi nếu giữ nguyên mô hình hoạt động thì họ chỉ chịu một mức thuế khoán khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, một số hộ kinh doanh đã chuyển đổi mô hình hoạt động thành doanh nghiệp lại cho rằng họ gặp nhiều thuận lợi hơn. “Khi đã quen với các thủ tục cần thiết như: báo cáo thuế, báo cáo số liệu... thì mọi hoạt động sẽ theo guồng, không có gì phức tạp. Hơn nữa, khi là doanh nghiệp thì việc kinh doanh sẽ thuận lợi hơn vì đã có tên tuổi, có thể tạo niềm tin với khách hàng, dễ dàng giao dịch hàng hóa có giá trị lớn”-bà Trần Lâm Phương Tâm-Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu bơ Mỹ Hoàng Gia (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) cho hay.
Rõ ràng, chúng ta có thể lạc quan về mục tiêu phát triển số lượng doanh nghiệp. Còn về chất lượng, ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư-cho biết: Ngoài những giải pháp đã thực hiện hiệu quả lâu nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các sở, ngành liên quan cũng như UBND các huyện, thị xã, thành phố sẽ tích cực vận động và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp. Đồng thời, giao chỉ tiêu cụ thể phát triển doanh nghiệp cho cơ quan thuế tại địa phương, các phòng, ban liên quan trực thuộc UBND cấp huyện, UBND cấp xã để có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích các hộ kinh doanh đăng ký hoặc chuyển đổi thành doanh nghiệp. Cùng với đó, Sở sẽ triển khai công tác hỗ trợ các doanh nghiệp sau thành lập về tiếp cận vốn, giới thiệu thị trường, tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực…
 Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.