Phát lộ trung tâm tôn giáo lớn thời Trần ở Thanh Hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Viện nghiên cứu kinh thành thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với ngành chức năng Thanh hóa vừa tổ chức báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học tại chùa Am Các, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia.
 
Một số hình ảnh hiện vật, khu vực khai quật
Qua khảo sát, nghiên cứu, quần thể di tích chùa Am Các hình thành sớm, gắn liền với quá trình hình thành quốc gia Đại Việt tự chủ và sự phát triển của Phật giáo từ thế kỷ X. Trải qua thời gian dài cùng biến thiên của lịch sử, chùa Am Các bị phá hủy hoàn toàn nên cần thiết tập trung nghiên cứu rõ giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc di tích này, đáp ứng yêu cầu bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích.
Triển khai đề tài khoa học cấp tỉnh năm 2018, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Viện nghiên cứu kinh thành thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam mở 6 hố khai quật, thám sát khảo cổ học trên diện tích gần 543 m2 tại các khu vực: Tảng đá có khắc hình tượng Phật, chùa Hạ, chùa Trung và khu vực lò nung gạch, ngói.
Theo đó, giới khảo cổ học phát lộ các di tích kiến trúc, xưởng sản xuất vật liệu xây dựng tại chỗ và thu được hàng nghìn di vật là bằng chứng chân thực, xác định niên đại, địa điểm, các đơn nguyên trong quần thể di tích.
Căn cứ kết quả nghiên cứu, khai quật khảo cổ học, cùng các ý kiến nhận xét, đánh giá, phân tích rõ hơn giá trị nổi bật của di tích, di vật, giới chuyên môn kết luận: Chùa Am Các hình thành vào thời Trần, thế kỷ 14 và phát triển mạnh thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVIII, là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng lớn. Chùa tọa lạc trên núi Các có độ cao tuyệt đối 500 m, có thể kiểm soát được cả vùng biển phía đông nam Thanh Hóa, mang yếu tố địa chính trị, quân sự.
Hoàng Lam (TP)

Có thể bạn quan tâm

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.
Stơr vang tiếng chiêng ngân

Stơr vang tiếng chiêng ngân

(GLO)- Chúng tôi về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) trong một ngày nắng vàng như mật. Tại đây, chúng tôi thêm một lần được hòa mình trong âm thanh rộn ràng của cồng chiêng, chiêm ngắm những bộ trang phục truyền thống của các bà, các mẹ. Tất cả tạo nên bức tranh thật đẹp và yên bình.
Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

(GLO)- Đó là mong muốn của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) khi tham gia đứng lớp truyền dạy cách thức gò chỉnh chiêng cho hơn 80 nghệ nhân Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ ngày 26-7 đến 28-8.