Nữ nghệ nhân truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dù đã bước sang tuổi 55, song tiếng chiêng của Nghệ nhân Ưu tú Đinh Thị Drinh (tổ dân phố Plei Nghe, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngân vang khắp buôn làng, góp phần truyền lửa đam mê cồng chiêng cho lớp trẻ.

Bà Drinh tiếp xúc với âm thanh cồng chiêng từ nhỏ khi thấy cha và các chú, các ông trong làng tụ họp biểu diễn. Thế nhưng, bà chỉ được đứng nhìn từ xa, bởi hồi trước chỉ con trai mới được đánh chiêng nên bà đành cất giữ tình yêu với cồng chiêng trong lòng.

Năm 1981, khi bà trở thành nhân viên Trung tâm Văn hóa huyện Kông Chro. Nhờ thường xuyên đi cơ sở, gặp gỡ các nghệ nhân, bà có cơ hội học hỏi và tự trau dồi kỹ năng. “Hồi đó mới 25 tuổi, còn trẻ lắm. Mỗi lần nghe nghệ nhân đánh chiêng, hát xoang là tôi mê mẩn. Mình cảm được nhạc ngay, như có sẵn trong máu”-bà Drinh chia sẻ. Ngoài ra, bà Drinh còn thông thạo đàn ghi-ta, đàn goong.

img-2546.jpg
Chị Đinh Thị Nguy (bìa phải) đang được bà Drinh chỉ dẫn tận tình. Ảnh: Chu Hằng

Năm 1994, sau khi lập gia đình và sinh con, bà đành gác lại công việc ở Trung tâm văn hóa để trở về với nương rẫy, đan lát, dệt thổ cẩm và chăm lo mái ấm gia đình như bao người phụ nữ Bahnar khác. Nhưng lạ thay, chính trong khoảng thời gian “ở ẩn” đó, tình yêu cồng chiêng lại lớn dần lên trong bà. Năm 2015, bà Drinh bắt đầu dạy cồng chiêng cho những phụ nữ trong làng. Khi ấy chưa có câu lạc bộ (CLB) cồng chiêng nên chỉ tập hợp các chị em từ 18-60 tuổi, ai mê thì đến học. Bà dạy bằng cách vỗ tay theo nhịp, hát miệng mô phỏng tiếng chiêng, rồi hướng dẫn tỉ mỉ.

Năm 2022, bà cùng một số chị em thành lập CLB cồng chiêng nữ tổ dân phố Plei Nghe, tập hợp mọi người, hướng dẫn từng chút một. Hiện CLB có hơn 100 chị em. Bà nói: “Chiêng không phải dạy kiểu lý thuyết được. Mình phải cho tụi nhỏ nghe, cảm, rồi tự nó đánh chiêng. Ban đầu thì sai nhịp nhưng đánh nhiều sẽ có hồn, sẽ cảm được nhạc”.

Chị Đinh Thị Diơ (SN 1991, tổ dân phố Plei Nghe, thị trấn Kông Chro) cho biết: “Tôi được bà Drinh dạy cồng chiêng từ năm 20 tuổi đến nay. Trước kia, tôi cũng biết sơ sơ, nhờ sự chỉ dạy tận tình của bà Drinh mà tôi hiểu sâu sắc và yêu thêm văn hóa dân tộc mình. Bà Drinh là người thầy rất nhiệt tình, yêu cồng chiêng và luôn dạy bằng cả tâm huyết”.

img-2527.jpg
Bà Đinh Thị Drinh (bìa phải) say mê truyền dạy cồng chiêng cho các chị em tại CLB. Ảnh: Chu Hằng

CLB cồng chiêng nữ tổ dân phố Plei Nghe hoạt động đều đặn mỗi tối từ 18-21 giờ. Bà tập trung dạy các bài chiêng để biểu diễn vào những dịp trong làng có đám cưới, đám hỏi, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, mừng năm mới, các lễ hội truyền thống của dân tộc và tham gia vào các dịp liên hoan Cồng chiêng do các cấp tổ chức với mong muốn thế hệ sau này không quên đi bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Không chỉ là nghệ nhân biểu diễn giỏi, bà Drinh còn thành thạo đan lát và dệt thổ cẩm, những nghề truyền thống của người Bahnar. Mỗi sản phẩm bà làm ra đều mang đậm dấu ấn văn hóa, thể hiện sự tỉ mỉ, khéo léo và tâm huyết gìn giữ bản sắc dân tộc. Bà cũng thường xuyên tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa cấp huyện, cấp tỉnh mang đến những tiết mục múa xoang, cồng chiêng đặc sắc.

img-2671.jpg
Ngoài biết chơi cồng chiêng, bà còn biết dệt thổ cẩm. Ảnh: Chu Hằng

Sự đóng góp bền bỉ của bà đã được ghi nhận bằng nhiều danh hiệu: Năm 2022, bà được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Cùng năm, bà được Chủ tịch UBND huyện Kông Chro tặng Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đầu năm 2024, bà được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai trao tặng danh hiệu “Phụ nữ tiêu biểu năm 2024”.

Bà Drinh nói: “Tôi mong muốn lớp trẻ không chỉ biết đánh chiêng mà còn yêu quý, trân trọng văn hóa của mình. Tôi hy vọng mỗi tiếng chiêng vang lên là mỗi nhịp đập của trái tim người Bahnar với tinh thần tự hào và trách nhiệm gìn giữ truyền thống. Nếu không có lớp trẻ kế thừa thì tiếng chiêng cũng chỉ như âm vang của quá khứ. Tôi luôn dặn dò các cháu, các em rằng, giữ gìn văn hóa không chỉ là niềm vui mà còn là sứ mệnh, là sự sống còn của cộng đồng chúng ta”.

Trao đổi với P.V, bà Đinh Thị Ơch-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Kông Chro-cho biết: “Bà Đinh Thị Drinh là tấm gương tiêu biểu trong công tác gìn giữ và phát huy văn hóa cồng chiêng của người Bahnar. Không chỉ khơi dậy đam mê cho thế hệ trẻ, bà còn là người tiên phong khởi xướng các hoạt động truyền dạy cồng chiêng, tích cực hỗ trợ cộng đồng mỗi khi cần. Bà Drinh có khả năng dàn dựng, tổ chức đội hình biểu diễn bài bản, sáng tạo và luôn đưa ra những ý tưởng thiết thực, giàu bản sắc. Từ sự tâm huyết và trách nhiệm của bà, nhiều thế hệ trẻ được tiếp cận, hiểu và trân trọng giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình”.

Có thể bạn quan tâm

Mới mẻ “Trang sách mùa hè”

Mới mẻ “Trang sách mùa hè”

(GLO)- 12 năm liên tục duy trì chương trình “Trang sách mùa hè” cũng là chừng ấy thời gian cán bộ, viên chức Thư viện tỉnh dành nhiều tâm huyết để tạo ra một không gian vừa học vừa chơi mới mẻ, hấp dẫn.

“Nơi học nghề làm người”

“Nơi học nghề làm người”

(GLO)-Buổi chiều muộn cuối tháng 4 vừa qua, tôi đang dọn dẹp vài thứ lặt vặt trong nhà chuẩn bị đón mừng lễ 30-4 và 1-5 thì điện thoại reo. Tôi nghe máy, giọng anh bạn già Bùi Quốc Trưởng từ Hà Nội vang lên: “Mấy anh em Gia Lai đang tụ tập ở nhà của anh Phạm Trung Đỉnh ăn mừng chiến thắng đây”.

Thơ Phạm Đức Long: Di vật đời người

Thơ Phạm Đức Long: Di vật đời người

(GLO)- Bài thơ "Di vật đời người" của Phạm Đức Long là khúc tưởng niệm thấm đẫm cảm xúc về những người lính đã hi sinh trong chiến tranh. Họ ngã xuống giữa rừng xanh, để lại những di vật bình dị mà thiêng liêng, là biểu tượng bất tử của một thời tuổi trẻ quên mình vì Tổ quốc...

Năm tháng học trò

Năm tháng học trò

(GLO)- Mỗi độ hè về, khi những tia nắng tràn ngập trên sân trường cũng là lúc những chùm phượng vĩ bắt đầu cháy đỏ một góc trời. Phượng không chỉ là loài hoa báo hiệu mùa hè mà còn là biểu tượng bất diệt của tuổi học trò-cái tuổi ngây thơ, vụng dại nhưng đầy ắp yêu thương và khát vọng.

khúc mưa, cơn mưa, chìm vào cơn mưa, Gia Lai, Báo Gia Lai

Khúc mưa

(GLO)- Bất ngờ chìm vào cơn mưa ngờm ngợp giữa phố chiều tấp nập người xe, tôi vội vã tìm một nơi trú tạm chờ mưa tạnh. Kiểu mưa đầu mùa thế này, vội đến rồi cũng sẽ tan đi nhanh.

Bánh tráng Bình Định

Bánh tráng Bình Định

(GLO)- Bánh tráng có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trên cả nước, cả trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Thế nhưng chẳng hiểu sao, tôi cứ nghĩ và nhớ về món bánh tráng Bình Định. Có lẽ là bởi không ở nơi đâu bánh tráng lại đa dạng và có thể ăn vào mọi dịp như “xứ nẫu”.

Cồng chiêng “nhí”: Nối dài mạch nguồn văn hóa

Cồng chiêng “nhí”: Nối dài mạch nguồn văn hóa

(GLO)- Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của những đội cồng chiêng “nhí” ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) không chỉ là kế thừa mà còn trở thành nhịp cầu nối dài mạch nguồn văn hóa truyền thống, để hồn cốt dân tộc tiếp tục sống mãi qua từng thế hệ.

Gặp lại thanh xuân

Gặp lại thanh xuân

(GLO)- Tôi từng thấy chị gái mình đứng thật lâu trước tấm gương. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ chị đang nhìn xem có vết nám nào trên mặt như một sự lo âu thường thấy của phụ nữ nhưng không phải.

Tháng năm nhớ Người

Tháng năm nhớ Người

(GLO)- Bài thơ “Tháng năm nhớ Người” của Lenguyen khắc họa hình ảnh Bác Hồ qua ký ức làng quê, tình mẹ, giọt lệ, hương sen và ánh nắng Nam Đàn,... như lời tri ân sâu lắng dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc suốt đời vì dân, vì nước.

Món ngon Quảng Ngãi: Mực xào Mỹ Á

Món ngon Quảng Ngãi: Mực xào Mỹ Á

Từ biển xanh Mỹ Á, nơi sóng vỗ rì rào, đến mâm cơm dân dã bên bãi cát, món mực xào giòn ngọt, thơm lừng đã chinh phục bao thực khách. Ai đã một lần nếm thử đều khó lòng quên được hương vị đặc biệt này.

Nói gì với bạn đọc trẻ?

Nói gì với bạn đọc trẻ?

(GLO)- Trong dòng chảy của đời sống, có những nếp cũ nâng đỡ tâm hồn, tạo nên sức mạnh tinh thần bền chắc như là cội rễ, trong đó có thói quen coi sách như bạn. Nói gì với bạn đọc trẻ về nếp cũ ấy, nói gì cho thuyết phục về vị thế của sách là trách nhiệm không thể từ khước.

Tri ân những người ngã xuống

Tri ân những người ngã xuống

Hơn ba thập kỷ qua, hành trình tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh tại Lào và Campuchia về nước của Đội K53 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum) là hành trình thiêng liêng tri ân những người đã ngã xuống.