Chiếc quách khổng lồ từ thời cổ đại nặng 3 tấn phát lộ ở Alexandria

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Bộ Cổ vật Ai Cập, các nhà khảo cổ nước này đã phát hiện một chiếc quách khổng lồ bằng đá đen, ngay dưới chân một công trình đang thi công ở thành phố Alexandria bên bờ Địa Trung Hải.
Chiếc quách khổng lồ bằng đá đen vừa được phát hiện tại thành phố Alexandria. (Nguồn: Bộ Cổ vật Ai Cập)
Chiếc quách khổng lồ bằng đá đen vừa được phát hiện tại thành phố Alexandria. (Nguồn: Bộ Cổ vật Ai Cập)
Trong một tuyên bố ngày 19/7, Bộ trưởng Bộ Cổ vật Ai Cập Moustafa Waziri cho biết với chiều dài 3m, chiều cao 2m và nặng tới 3 tấn, đây là chiếc quách lớn nhất từng được phát hiện tại Alexandria.
Khi nhấc phiến đá granite trên chiếc quách lên, các nhà khoa học phát hiện ba bộ hài cốt, được cho là các chiến binh thời Ai Cập cổ đại hoặc cũng có thể là ba thành viên trong một gia đình. Đặc biệt, một bộ hài cốt cho thấy người này đã bị một mũi tên xuyên qua đầu.
Các kết quả giám định niên đại cho thấy chiếc quách nói trên có từ Vương triều Ptolemy cách đây hơn 2.000 năm. Phát hiện này từng làm dấy lên nhiều nghi ngờ rằng trong chiếc quách có hài cốt của Alexander Đại đế, nhà thiên tài quân sự đã qua đời tại Babylon khi mới 33 tuổi (năm 323 trước Công nguyên) và sau đó đã được lấy tên để đặt cho thành phố Alexandria. Hiện nơi an nghỉ của vị vua tên tuổi này vẫn còn là một điều bí ẩn.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Waziri đã bác bỏ những đồn đoán trên. Ông khẳng định chiếc quách vừa tìm thấy ở Alexandria không phải của các bậc đế vương từng trị vì trong Vương triều Ptolemy (giai đoạn 332-30 trước Công nguyên).
Những bộ hài cốt sẽ được chuyển tới Bảo tàng Quốc gia Alexandria để nghiên cứu thêm. Đây được dự báo là công việc phải tiến hành trong thời gian dài, do nhiều phần xương đã bị phân rã vì ngâm nước tù đọng quá lâu, thông qua một vết rạn trên quách. 
Ngoài ba bộ hài cốt nói trên, trong quách, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một bức tượng bán thân làm bằng thạch cao.
Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.